Danh sách 50 sinh viên được nhận học bổng Eurowindow
Công ty Eurowindow trân trọng thông báo danh sách 50 sinh viên được nhận học bổng qua chương trình “Tìm học bổng Eurowindow” như sau:
Công ty Eurowindow trân trọng thông báo danh sách 50 sinh viên được nhận học bổng qua chương trình “Tìm học bổng Eurowindow” như sau:
STT |
Họ tên |
Trường/ Lớp |
Điện thoại/ Email |
I. Đại học kiến trúc Hà Nội |
|||
1 |
Trần Duy Độ | Lớp 2003Đ1 | 0973 241 465 |
2 |
Nguyễn Ngọc Ánh | Lớp 04K1 | 0904 467 232 |
3 |
Hồ Thị Hồng Trang | Lớp 04K2 | 0988 091 341 |
4 |
Vũ Duy Bảo | Lớp04Q2 | 0975 811 986 |
5 |
Phạm Ngọc Hiếu | Lớp 2003X1_CQ | 0982 565 529 |
II. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội |
|||
6 |
Lê Thị Hoàng | Kế hoạch 48B | 0976 881 828 |
7 |
Bùi Thị Hòa | QTKD Tổng hợp 47A | 0168 7941 730 |
8 |
Nguyễn Văn Phước | Lớp Công nghiệp và XD 47B khoa QTKD | 0988 680886 |
9 |
Nguyễn Thị Thanh Loan | Lớp Kinh tế đầu tư 47C | 0976 946 459 |
10 |
Nguyễn Ngọc Bách | Lớp Du lịch và KS 47 khoa Du lịch và khách sạn | 0934 489 035 |
11 |
Nguyễn Thị Thoa | Lớp Quản trị nhân lực K47 | 0972 926 004 |
12 |
Vương Thị Quỳnh Trang | Lớp Tài chính doanh nghiệp K47A | 0987 470 126 |
13 |
Trần Thị Thùy Linh | Lớp Tài chính doanh nghiệp K47A | 0988 425 653 |
14 |
Nguyễn Thị Vân | Lớp Kế toán K46A | 0976 090 045 |
15 |
Vũ Thị Hải Phượng | Lớp Tài chính doanh nghiệp 47A | 0986 557 737 |
16 |
Lê Minh Khôi | Lớp 47A Quản trị KD | 0916 574 567 |
III. Đại học Ngoại thương Hà Nội |
|||
17 |
Lại Đỗ Thu Trang | Lớp Nhật 2 - K42G | 0989 205 310 |
18 |
Nguyễn Thị Trà My | Lớp Nhật 1 - K43F | 0168 432 109 |
19 |
Vũ Thị Quỳnh Anh | Lớp Anh 3 - K44 Kinh tế đối ngoại | 04.5111875/0982189887 |
20 |
Đỗ Đức Hiếu | Lớp Anh 5 K44B Kinh tế ngoại thương | 0983 232887 |
21 |
Nguyễn Phương Hạnh | Lớp Lớp A2 K43A Kinh tế ngoại thương | 0983 040 986 |
22 |
Bùi Ngọc Quỳnh | Lớp K43F | 0983 531 412 |
23 |
Phạm Thị Ngọc Mai | Lớp A1 K43 Quản trị kinh doanh | 0987 909 909 |
24 |
Nguyễn Thị Vân Hương | Lớp Nga 1 K44F | 0986 817 078 |
25 |
Hồ Thị Minh Giao | Lớp Nhật 3 K44F kinh tế và kinh doanh quốc tế | |
26 |
Nguyễn Như Trang | Lớp Anh 7 K43B Kinh tế đối ngoại | 0987 827 843/ 0343 667625 |
27 |
Đào Thị Hồng Quyên | Lớp A7 K44B Kinh tế ngoại thương | 0976 745 433 |
28 |
Nguyễn Diệu Thúy | Lớp Nhật 3 K43 Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0915 965 786 |
29 |
Mai Thị Hồng | Lớp A5-K44B Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0976 651 581 |
30 |
Hoàng Thị Hồng Hạnh | Lớp A14-K44D Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0978 209 687/ 04.7552657 |
31 |
Hoàng Thị Thu Hiền | Lớp Nhật 1- K44E Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0984 812 004 |
32 |
Lê Thị Thu Trang | Lớp Nhật 1 | 0936 544 548 |
33 |
Đào Thị Hương | Lớp Anh 7 Khóa 44 Kinh tế đối ngoại | 0976 709 690 |
34 |
Bùi Thu Hà | Lớp Pháp 3-K42 | 0988 272 932 |
35 |
Nguyễn Hải Phương | Lớp A10 K43C Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 04. 8338047/ 0978 873 392 |
36 |
Đào Quỳnh Anh | Lớp A13 K44D Kinh tế đối ngoại | 01689 215 059 |
37 |
Đào Thị Hương | Lớp A2-K43 Luật kinh doanh quốc tế | 0984 666 235 |
38 |
Phạm Thanh Thủy | Lớp Nhật 2 K43F | 0987 010 568 |
39 |
Bùi Thị Thanh Thủy | Lớp Anh 1 K44 Luật kinh doanh quốc tế | 0983 035 169 |
40 |
Trịnh Thu Hương | Lớp A6-K46 Thương mại quốc tế B | 0984 798 784 |
41 |
Hà Thị Việt Hà | Lớp A7-K44B Kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0974 371 057 |
42 |
Tăng Thị Thanh Thủy | Lớp A5 K44B Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế | 0982 182 142 |
IV. Đại học Xây dựng Hà Nội |
|||
43 |
Nguyễn Ngọc Vinh Hiến | Lớp 48 Kỹ sư chất lượng cao khoa công trình thủy | 0916 607 093 |
44 |
Lương Văn Tùng | Lớp 48TL1 Khoa công trình | 0983 998 294 |
45 |
Nguyễn Văn Đỉnh | Lớp 49XF Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp | 0976 193 769 |
46 |
Nguyễn Hải Nam | Lớp 50CĐ1 | 0988 152 262 |
V. Học viện Tài Chính |
|||
47 |
Nguyễn Cẩm Ly | Lớp K42/1103 | 0987 806 126 |
48 |
Nguyễn Thị Dung | Lớp K42/2109 | 0979 215 057 |
49 |
Trần Thị Huyền | Lớp K43/2105 | |
50 |
Hoàng Bích Hằng | Lớp K42/3201 | 0988 933 512 |
Địa điểm trao học bổng: Trung tâm Thương mại Vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất Melinh PLAZA.
Thời gian trao học bổng: 19h00 ngày 08/12/2007
Thời gian và địa điểm tập trung: 18h00 ngày 08/12/2007 tại 30BCD Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khi đến nhận học bổng sinh viên mang theo giấy giới thiệu của trường đang học, giấy chứng minh nhân dân và 01 bản photo giấy chứng minh nhân dân.
Mọi thông tin liên quan tới chương trình "Tìm học bổng Eurowindow" liên hệ:
Ms Nguyễn Ngọc Thu
P 202 tòa nhà T&M Trans, 30BCD Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 04. 7474757 Fax: 04.7474797
Email: hocbong@eurowindow.biz
Một số bài dự thi tiêu biểu:
Nguyễn Ngọc Vinh Hiển
Lớp 48 Kỹ sư chất lượng cao - ĐH Xây dựng Hà Nội
Email: vinhhienltt@yahoo.com
Câu 3:“Xổ số kiến thiết, ích nước lợi nhà, đánh đề ra đê mà ở”
Theo tôi, ý nghĩa của câu slogan này là tốt, tức là khuyên mọi người hãy đóng góp cho đất nước qua việc mua xổ số.
Nhà nước Việt Nam cấm cờ bạc lưu hành với bất cứ hình thức nào, nhưng xổ số là ngoại lệ. Tuy nhiên, xét về bản chất thì cờ bạc và xổ số là tương đối giống nhau, cũng là dựa trên sự may rủi: thắng hoặc thua.
Theo quan điểm của tôi, câu nói trên là phiến diện và không nhìn vào sự thật. Tại sao lại chơi xổ số là ích nước lợi nhà. Tôi xin phân tích bản chất đánh đề và xổ số như sau:
- Vé số thường có 6 chữ số: abcdef, với giá trị là 5.000 đồng, nếu trúng 6 chữ số thì là 250 triệu, và xác suất trúng là 1/10.000. Như vậy theo quy luật may rủi thì rủi ro phải bằng (hoặc lớn hơn một tí) lợi nhuận thu được. Như vậy nếu bạn trúng 6 chữ số thì số tiền phải là: 5.000*1.000.000 = 5 tỉ. So với 250 triệu thì quả là chênh lệch 20 lần. Dĩ nhiên còn các giải phụ khác với giá trị khác nhau, tuy nhiên cuối cùng bạn chịu rủi ro lớn hơn rất nhiều lợi nhuận mà bạn thu được khi chơi xổ số, và do vậy phần thiệt đương nhiên thuộc về phía bạn. Và nhà nước lấy số tiền chênh lệch này để xây dựng đất nước. Suy cho cùng cũng giống như các sòng bạc hợp pháp ở Ma Cao, Las Vegas, Sincin (Philipin)…
- Còn về đánh đề thì sao? nếu bạn trúng 2 chữ số thì bạn sẽ nhận được 70 lần số tiền mà bạn cược và xác suất trúng của bạn là 1/100. Như vậy bạn sẽ chịu rủi ro ít hơn chơi xổ số.
Với sự phân tích như vậy thì tại sao lại “đánh đề ra đê mà ở”?. Tôi nghĩ rằng chơi xổ số sẽ “ra đê ở” nhanh hơn là đánh đề.
Do vậy, mặc dù ý nghĩa của nó là hợp với pháp luật, cho thấy tác hại của đánh đề (đây là hoạt động cờ bạc bị pháp luật Việt Nam cấm) thoạt nhìn thì thấy là đúng, tuy nhiên sau khi phân tích thì nội dung của câu Slogan trên sai hoàn toàn, đây chỉ đơn thuần là câu nói bịp bợm mang nặng màu sắc “cờ gian bạc lận”.
Tôi cho rằng mọi con đường cờ bạc đều đưa con bạc “ra đê”. Không có con đường nào là “ích nước lợi nhà” như trong câu Slogan trên.
Câu 4: Nhằm hạn chế ùn tắc giao thông ở Hà Nội, theo bạn, trong số các phương tiện giao thông như ôtô con, xe máy, xe buýt, nên khuyến khích sử dụng hoặc hạn chế phương tiện giao thông nào? Vì sao?
Theo quan điểm nhiều người thì phần lớn kẹt xe, ùn tắc giao thông là do các phương tiện cá nhân đặc biệt là ô tô con. Do vậy, phải tăng cường phương tiện giao thông công công. Theo quan điểm của tôi, thực chất không phải như thế. Hãy nhìn TP HCM và Hà Nội là minh chứng tiêu biểu, các con đường bị ùn tắc và gây ô nhiểm ảnh hưởng sức khoẻ mọi người chính là xe buýt (một loại phương tiện công cộng duy nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam).
- Thứ nhất, tôi không hiểu tại sao Bộ Giao thông lại bố trí các xe buýt to “vật vã” và đúng bằng con đường như ở Hàng Đào, Lương Văn Can (Hà Nội) hoặc Lạc Long Quân, Âu Cơ (TP HCM)… và rất nhiều con đường khác nữa. Tại đường Trường Chinh (Hà Nội) và Phương Mai (Hà Nội) là các con đường kẹt xe nhiều nhất và trầm trọng nhất, các xe buýt chiếm hết con đường, 2 xe buýt ngược chiều nhau khi gặp nhau là như một bức tường cắt đôi con đường và ùn tắc giao thông lập tức xảy ra, càng ùn tắc, càng không cách nào giải quyết được, chỉ còn chờ mấy “ bác” cảnh sát đến để yêu cầu “bà con cô bác” quay đầu xe lại hoặc đi đường khác và các “vị” khác thì ngồi đọc báo, nghe nhạc chờ thông xe.
- Thứ hai, chúng ta không nên nhìn vào nước bạn, thấy phương tiện giao thông công cộng hiện đại, cuộc sống văn minh… để rồi Copy “sao y bản chính” cho Việt Nam. Làm thế nào mà hệ thống cơ sở hạ tầng của VN lại đáp ứng đủ cho các phương tiện công cộng cỡ lớn giao thông thuận tiện được. Tại Hà Nội có bao nhiêu con đường có làn đường cho các xe “to vật vã” kia? Về nguyên tắc kích thước ngang của phương tiện không được vượt quá 1/5 kích thước đường giao thông. Chúng ta muốn thành phố lớn ở VN là văn minh, mọi người sử dụng phương tiện công cộng là chính nhưng liệu có đáp ứng cho hơn 8,5 triệu dân ở TP HCM hay gần 5 triệu dân tại Hà Nội hay không, chúng ta có đủ kinh phí không, có đủ cơ sở hạ tầng để cho phương tiện công cộng hay không? Thực tế là người dân phải thường xuyên đứng chờ 2-3 tuyến xe (do xe quá tải) để rồi vui mừng khi tìm được một chỗ đứng “một chân” trên xe mà vẫn không sợ ngã.
- Thứ ba, thực tế ở VN là xe 2 bánh là phổ biến hơn cả, không giống các nước bạn. Với các xe buýt cỡ lớn (50 chỗ) máy móc không đảm bảo sẽ gây ra ô nhiễm, khói bụi rất lớn cho đô thị. Tôi nghĩ răng khi các “bác giao thông” bị kẹt xe và đi ngay sau xe buýt thì sẽ hiểu được thực trạng này.
Do vậy theo tôi nên chỉ cho xe buýt hoạt động tại các tuyến đường đủ chất lượng và các vùng ở ngoại thành. Không nên đem chúng vào đô thị để làm “tường ngăn” xe. Phương tiện nên khuyến khích hiện tại phải là xe đạp và xe gắn máy. Các xe ô tô con, đặc biệt là xe buýt phải hạn chế ngay lập tức.
Câu 5: Chiến lược tung hàng ra thị trường
Tôi cho rằng vấn đền nêu ra là rất hay và thường gặp trong kinh doanh. Bất kì sản phẩm nào đưa ra cũng đều gặp phải các “đại gia” đang “án ngữ”. Về lĩnh vực kinh doanh sữa cũng vậy. Sau đây tôi xin phân tích và đưa ra một số giải pháp sau đây:
- Thứ nhất, sữa là sản phẩn mà đa phần người tiêu dùng sẽ quen và mua lâu dài. Do vậy muốn tiêu thụ và tiếp thị cho các đại lý nhận hàng của mình thì đầu tiên phải đánh vào tâm lý của khách hàng. Thực chất các đại lý luôn muốn bán những gì khách hàng cần chứ không phải những gì mà ông chủ đại lý thích hay không thích. Cách tốt nhất là marketing trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, để giới tiêu dùng biết đến thương hiệu của mình
- Thứ hai là đánh vào người bán hàng, các đại lý phân phối. Nên nhớ rằng, họ luôn muốn bán những gì có chiết khấu cao và tiêu thụ nhanh, họ không quan tâm đến bạn có tốt, có tử tế… hay không, họ chỉ chú ý vào lợi nhuận. Do vậy để dành được thị phần thì trong khoảng thời gian đầu nên chiết khấu cho đại lý phân phối cao và tăng cường khuyến mãi cho họ.
- Thứ ba, đây là vấn đề không kém phần quang trọng là “đánh bóng” hình ảnh thương hiệu sữa của mình để cho mọi người biết và gây thiện cảm đối với xã hội thông qua các hoạt động từ thiện hoặc tài trợ các giải thể thao…
Tôi tin tưởng rằng với 3 chiến lược trên sẽ đưa thương hiệu sữa của bạn có mặt trên thị trường trong thời gian sớm nhất.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Mai
Lớp: A1-K43 Quản trị kinh doanh - Đại học Ngoại Thương
Email: ngockhanhlake@gmail.com
Câu 3: Về 2 câu slogan: “Xổ số kiến thiết – ích nước lợi nhà” và “Đánh đề ra đê mà ở”:
Nguồn gốc, mục đích ra đời 2 khẩu hiệu trên – theo nhận định chủ quan – là hoàn toàn khác nhau. “Xổ số kiến thiết - ích nước lợi nhà” là 1 slogan chính hiệu của công ty xổ số kiến thiết miền Bắc. Bởi thế nó mang ý nghĩa truyền thông xây dựng thương hiệu. Còn “Đánh đề ra đê mà ở” là một ngữ mang ý nghĩa răn đe, giáo dục, được sử dụng phổ biến trong báo chí (đề tài tệ nạn xã hội) và văn nói hàng ngày.
Thực tế thì xổ số hay đề đều là hình thức vui chơi có thưởng. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Vì thế, trong khi câu thứ nhất “Xổ số kiến thiết - ích nước lợi nhà” đề cao mặt “vui”- theo kiểu đẹp cả đôi đường: Trúng thì cá nhân và gia đình hưởng, không trúng thì coi như đóng góp vào công cuộc kiến thiết. Thì câu thứ 2 “Đánh đề ra đê mà ở” lại chĩa vào mặt “chơi” – theo cách nhìn không thiện cảm.
Cho nên có thể thấy, hai câu trên chỉ là những đánh giá mang tính chủ quan – lâu thành “quen miệng”, nghiễm nhiên được thừa nhận như những “triết lý” đúng đắn. Còn để bàn về tính đúng sai một cách khách quan thì chắc còn phải tranh cãi nhiều. Giả như với những người coi đề là “nghề”, có người thua lỗ nhưng cũng có người xây nhà cất đất ầm ầm thì họ đâu phải “ra đê”. Và nếu như tất cả đều đồng ý “Xổ số kiến thiết ích nước lợi nhà” thì có lẽ “nhà nhà mua xổ số, người người mê xổ số”. Chứ chẳng đến mức mỗi khi có đợt phát động mua xổ số ủng hộ (ủng hộ vùng bão lụt, ủng hộ người nghèo, v.v… và v.v…), thì các cán bộ công nhân viên chức, học sinh sinh viên thà quyên góp bằng tiền mặt cho nhanh, hơn là cầm tấm vé rồi lại mất công bóc (xổ số bóc) hay chờ kết quả (chắc một phần cũng bởi mua xổ số … khó trúng quá!).
Để đánh giá sâu sắc hơn nữa thì có lẽ cần hẳn một công trình nghiên cứu, cá nhân tôi thì cho rằng, chỉ nên dừng lại ở góc độ đánh giá “Xổ số kiến thiết ích nước lợi nhà” là một slogan thương mại, còn “Đánh đề ra đê mà ở” là một khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Họ tên sinh viên: Nguyễn Hải Nam
Lớp 50CĐ1, trường ĐH Xây Dựng HN
E-mail: everest_dc@yahoo.com
Câu hỏi 3: Người ta thường nói “ xổ số kiến thiết ích nước lợi nhà “ , “ Đánh đề ra đê mà ở “. Bạn suy nghĩ gì về 2 câu slogan này ?
Đối với tôi, một điều nào đó được coi là đúng khi nó phục vụ sự phát triển của con người. Tôi nhận ra bài học này khi quan sát mọi người tranh luận, thông thường có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng ý kiến nào xuất phát và vì sự phát triển của con người thì ý kiến đó sẽ được đánh giá là đúng nhất. Một xã hội cũng vậy, chỉ có thể phát triển khi nó khuyến khích những điều đúng và ngăn chặn những điều sai. Xổ số kiến thiết là do nhà nước lập ra, và nhà nước có trách nhiệm mang tiền lãi đầu tư lại cho sự phát triển cuả xã hội. Nhưng đề thì khác. Không có ai mang tiền lãi từ đề ra để đầu tư cho xã hội cả, họ chỉ mang tiền đó xây nhà cho chính mình, mà cũng phải thôi, vì giả sử họ thua đề, người khác đến đòi còn có cái nhà dỡ ra mà trả nợ.
Có một bài học của lịch sử vẫn còn nguyên giá trị: Năm 1958 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ đã dùng rượu, thuốc, cờ bạc… để làm nòi giống ta suy nhược. Chúng đã thành công vì biến chúng ta thành nô lệ trong 80 năm. 2 triệu người đã chết đói năm 1945 trên tổng số 28 triệu dân. Cộng thêm 30 năm chiến tranh đòi lại độc lập từ tay Pháp, Nhật, Tưởng, Mỹ, Ngụy với 3 triệu người đã chết, hơn gấp đôi số 3 triệu ấy là tàn tật và nỗi đau da cam. Tôi tự hỏi chúng ta làm gì sai mà phải trả giá nhiều đến vậy? Phải đến mãi sau này, tôi mới tự trả lời được câu hỏi đó. Tôi không bao giờ đổi lỗi rằng tại Pháp mạnh và tham lam mà là vì có một thế hệ người Việt Nam ngu dốt và lười biếng, họ say trong cờ bạc, rượu, thuốc phiện… để rồi những thế hệ sau phải trả giá quá đắt.
Đó là bài học lịch sử, còn bài học thực tế thì sao?
Rất nhiều người đã từng chứng kiến cảnh các gia đình bị tệ nạn tàn phá. Khoan nói về những tệ nạn khác, chỉ nói những tệ nạn lô đề, cờ bạc thì chúng ta đã thấy khủng khiếp đến thế nào. Những con bạc khi cay cú mất hết tính người, sẵn sàng dỡ nhà nhau, anh em bạc ác với nhau, vợ chồng chia tay nhau… Rồi khi tỉnh lại, con bạc thấy mình chẳng còn gì nữa, muốn quay lại thì cũng muộn mất rồi. Ngược lại đám cò mồi, chủ chứa bạc được ngồi mát ăn bát vàng, không phải làm lụng nhọc nhằn gì cũng có cái ăn. Nhưng sớm muộn, họ cũng phải trả giá bởi sự lười nhác luôn đi kèm với lối sống lệch lạc, nặng hơn là suy đồi đạo đức. Trong gia đình, không ai có thể định hướng cho ai, không có ai làm gương tốt thì sớm muộn cũng sẽ dẫn đến tan nát.
Để một xã hội có thể phát triển chúng ta phải dũng cảm chống lại cái xấu, chống lại các tệ nạn xã hội để bảo vệ điều tốt, giữ gìn thuần phong mỹ tục. Hãy chọn những tư tưởng, quan điểm sống vì sự phát triển, đừng bảo thủ, cũng đừng ngụy biện!
Câu hỏi 4: Nhằm hạn chế ùn tắc giao thông ở Hà Nội, theo bạn, trong số các phương tiện giao thông như ô tô con, xe máy, xe buýt nên khuyến khích sử dụng hay hạn chế phương tiện giao thông nào? Vì sao?
Tôi thích câu hỏi này, đơn giản là vì tôi đã tự trả lời nó từ rất lâu rồi. Tôi sống ở Hà Nội đã 5 năm, kể từ ngày tôi lên Hà Nội học cấp 3. Cách đây 5 năm Hà Nội chưa có xe buýt nên tôi đi xe đạp, những ngày đó Hà Nội tắc đường ghê lắm, thậm chí còn hơn cả bây giờ mặc dù mật độ không thể đông như bây giờ. Đường đến trường, tôi phải đi qua phố Khâm Thiên, quả thật con đường đó là ác mộng đối với mọi người vì nạn kẹt xe. Rồi 1 năm sau tôi chuyển sang đi xe buýt. Hồi đó Hà Nội có rất nhiều xe buýt mới và to. Tôi còn nhớ rất rõ cảm xúc khi đi xe buýt qua phố Khâm Thiên. Thật kỳ lạ, không còn tắc đường vào giờ tan tầm nữa, thỉnh thoảng có thì cũng giảm hơn rất nhiều. Tôi yêu quý xe buýt từ đấy. Đối với tôi xe buýt là phương tiện tốt nhất, mặc dù có những khó chịu của riêng nó, nhưng như thế đã là rất tốt rồi.
Tôi cũng nhiều lần ngồi ô tô con, tôi hiểu được sự bất lợi của nó khi tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội: Rất khó để tìm chỗ đỗ xe, lúc tắc đường thì càng ức chế. Đồng thời ô tô còn làm lãng phí cho xã hội vì mức chi phí cho nó là quá lớn so với hiệu quả là số người vận chuyển được. Tôi cũng có thời gian đi xe máy. Tôi thấy xe máy là phương tiện rất cơ động. Nhưng mỗi lần đi đến đâu đó tôi lại phải gửi xe, điều này gây nhiều bất tiện và làm làm tôi khó chịu. Rồi sau mỗi ngày “dã chiến” trên đường, mặt tôi được phủ một lớp bụi. Nếu muốn tránh nó thì đi đâu cũng phải mang theo khẩu trang và mũ nón, trời mưa thì phải có áo mưa, mùa đông thì lại rất lạnh, rồi lo tai nạn, sửa xe…
Vì vậy, tôi đã lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại thường xuyên. Tôi nghĩ xã hội nên khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông này. Trời mưa đi xe buýt thì không lo bị ướt. Trời nắng thì có điều hòa. Trời lạnh thì trong xe đông người nên ấm. Đi xe buýt tôi chẳng phải lo tai nạn, sửa xe, đổ xăng, nhất là tôi không phải lái xe. Thay vì việc phải tập trung điều khiển xe và để ý đường đi, tôi có thể thư giãn đầu óc hay tập trung suy nghĩ một việc gì đó. Hơn nữa khi tham gia giao thông, xe buýt góp phần làm giảm tắc đường, giảm ô nhiễm và tiết kiệm cho xã hội vì mức tiêu hao cho nó chia cho số người mà nó chuyên chở là rất bé so với các phương tiện khác. Lợi ích của xe buýt là rất lớn, vậy làm thế nào ta có thể khuyến khích được nó phát triển?
Dưới đây là một số ý kiến của tôi nhằm tăng số người dùng xe buýt:
1. Tôi biết rằng có nhiều người không muốn đi xe buýt là bởi vì sự phục vụ của nhân viên trên xe rất tồi, hành sử rất kém, không tôn trọng khách hàng. Cũng có một số người đi xe có ý thức rất kém, thường có những hành động thiếu lịch sự như nói rất to, hút thuốc... làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Theo tôi, công ty xe buýt nên đưa ra quy trình chuẩn đào tạo nhân viên sao cho họ biết lắng nghe khách hàng nhiều hơn, xử lý tình huống chuẩn hơn, trong đó có cả việc học cách nhắc nhở khách hàng sao cho họ có ý thức hơn.
2. Theo tôi, nên có những chuyến xe buýt dành riêng cho nam giới, xe buýt dành riêng cho nữ giới. Như vậy sẽ làm tăng số lượng nữ giới đi xe buýt vì họ thường ngại khi xe đông người. Nếu có thể thì thêm cả xe buýt dành riêng cho người đi làm để khuyến khích họ chuyển sang đi làm bằng xe buýt.
3. Theo tôi, công ty xe buýt cũng cần có chiến lược PR cho mình. Nhiều người chưa biết hết được lợi ích to lớn của việc đi xe buýt. Cách PR đơn giản nhất có thể là: Vào những ngày lạnh dưới 15 độ và nóng trên 38 độ (nhờ chương trình dự báo thời tiết thông báo) thì xe buýt phục vụ miễn phí chẳng hạn. Sẽ có nhiều người muốn đi xe buýt và họ sẽ thấy rõ là trời nóng thì trên xe buýt có điều hòa làm mát, trời lạnh thì trên xe rất ấm. Dần dần họ sẽ chuyển sang dùng xe buýt làm phương tiện giao thông chính.
Câu hỏi 9: Nếu có 1 tỷ đồng tiền vốn, bạn sẽ kinh doanh gì? Vì sao?
Nếu có 1 tỷ tiền vốn, tôi chắc chắn sẽ đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, bởi trái tim và trí tuệ của tôi đều dành cho ngành xây dựng. Tôi đã có một thời gian đi làm thêm và tôi biết rằng kinh doanh chỉ hiệu quả khi bạn đặt trái tim và trí tuệ của mình đúng vị trí, còn nếu không thành công sẽ chỉ là ảo tưởng cho dù bạn có nhiều tiền và nhiều sự hỗ trợ khác. Tôi yêu ngành xây dựng và tôi sẵn sàng cống hiến trí tuệ của mình cho nó. Tôi đang đi học ở trường nên tôi cố gắng tiếp thu tốt nhất có thể các bài giảng. Khi đi trên đường tôi quan sát các công trình xây dựng. Nếu có thời gian, tôi quan sát từng chi tiết của công trình. Tôi tìm cho mình những người bạn học có cùng niềm đam mê với nghề xây dựng. Nếu có thể, tôi sẽ chọn họ là những cộng sự đầu tiên của mình trong tương lai. Tôi cũng dành thời gian hàng ngày để đọc các tin bài trên các diễn đàn xây dựng. Tôi cũng biết rằng nghề xây dựng rất vất vả nên tôi đã dành thời gian tập thể dục để củng cố và gia tăng sức khỏe. Tôi không uống rượu cũng không hút thuốc không chơi điện tử, những điều này giúp tôi không có cái nhìn tiêu cực với nghề. Tôi tin rằng những điều đúng tôi đang làm sẽ được tích lũy từng ngày và sẽ giúp tôi thành công trong nghề.
Câu hỏi 10: Mơ ước của bạn sau khi ra trường?
Trước đây tôi rất hay mơ mộng nhưng nhờ quan sát nhiều tôi đã biết cách phân biệt mơ ước viển vông và mơ ước thực tế. Để xem xét một mơ ước có thực tế hay không thì phải xem trái tim và trí tuệ của người đó đặt ở đâu. Nếu họ không đặt lên thứ họ muốn thì mơ ước đó là ảo tưởng và ngược lại nếu họ đặt trái tim và trí tuệ lên ước mơ của mình thì cho dù ước mơ đó có vẻ xa vời nhưng vẫn là điều có thể thực hiện được. Tôi hiểu rõ điều này nên tôi không nghĩ quá nhiều về tương lai, đối với tôi hiện tại phải thật chắc chắn đã. Tôi cố làm đúng mọi thứ hàng ngày, sau này khi ra trường thói quen này cũng không đổi, tôi cần chọn lãnh đạo đúng, chọn công ty đúng, ngành nghề đúng để tôi có thể cống hiến tốt nhất sức lực của mình và dần dần hoàn thiện bản thân. Thứ tôi cần nhất sau khi ra trường chính là kiến thức. Tôi tin rằng kiến thức là thứ đến trước, tiền bạc và quyền lực là thứ đến sau nên tôi không bận tâm nhiều về nó. Vì vậy mơ ước của tôi sau khi ra trường là được làm việc tại một công ty tốt, làm việc với một vị giám đốc tốt để tôi có thể tích lũy kiến thức, làm giàu cho chính bản thân mình.
Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn Đỉnh
Lớp 49XF, trường ĐH Xây Dựng HN
Email : nguyendinh_kstn_dhxd@yahoo.com
Câu 9: Nếu có 1 tỷ đồng tiền vốn, bạn sẽ kinh doanh gì? Vì sao?
Vào năm 2006, tôi được đọc một bài giới thiệu về Muhammad Yunus, Tiến sĩ kinh tế người Bangladesh, ông chủ của ngân hàng Grameen chuyên cho người nghèo vay vốn và thực sự bị ấn tượng mạnh mẽ với mô hình mà Tiến sĩ Muhammad Yunus đã làm. Và kể từ thời điểm đó, thời điểm mà một người Bangladesh da màu nhỏ bé đi tới nấc thang cao nhất của đời người khi được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel hòa bình danh giá, trong lòng tôi chợt nhen lên những cảm xúc khác lạ, một sự khâm phục, ngưỡng mộ dành cho Yunus. Ở đâu đó trong tâm trí tôi là những suy nghĩ không ngừng về mô hình của ông. Và nếu như tôi có 1 tỷ đồng tiền vốn, nhất định tôi sẽ thành lập một ngân hàng theo mô hình Grameen Bank ở Việt Nam, dành cho người nghèo.
Mọi người có thể cười vào ý tưởng kì quặc của tôi, ai đó có thể nói “Anh điên rồi! Anh không thể thành lập ngân hàng với chỉ 1 tỷ đồng tiền vốn”. Dĩ nhiên là tôi sẽ phớt lờ những điều họ nói, tôi tin vào những điều kì diệu giống như điều kì diệu mà Muhammad Yunus làm được. Tôi sẽ nói cho họ rằng Yunus đã bắt đầu hoạt động cho vay của Grameen Bank chỉ với 27 USD(*). Đối tượng vay là các phụ nữ nghèo ở nông thôn, họ làm lụng vất vả nhưng không đủ nuôi sống gia đình, trong khi các ngân hàng truyền thống không muốn cho vay những khoản tiền nhỏ vì cho rằng đó là nợ khó đòi. Sau 30 năm, Grameen Bank đã giải ngân 5,6 tỷ USD cho khoảng 6,5 triệu người nghèo, trong đó 96% là phụ nữ nông thôn và thu được khoảng 5 tỷ USD tiền thanh toán, tỷ lệ thu hồi nợ đạt 98%. Ngoài ra, ngân hàng còn cấp vốn cho phát triển giáo dục. Hiện nay, Grameen Bank có tổng cộng 2.211 chi nhánh trên khắp thế giới.(*).
Từ 27 USD ban đầu, Yunus đã mang lại điều kì diệu cho hàng triệu người nghèo trên khắp thế giới, nhất là phụ nữ, giúp họ có vốn đầu tư kinh doanh và từng bước thoát khỏi đói nghèo, đồng thời phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Vậy tại sao tôi không thể làm được điều tương tự với 1 tỷ trong tay, gấp hơn 2000 lần những gì Yunus có. Khi tốt nghiệp đại học, tôi mới 23 tuổi và tôi sẽ bắt tay vào công việc ngay lúc đó. Tôi biết mình sẽ phải đối mặt với hai vấn đề hóc búa. Thứ nhất là cách thức, chiến lược cho vay để giúp người dân mang lại hiệu quả trong sản xuất. Thứ hai là phương án thu hồi vốn. Tiến sĩ Yunus đã giải quyết hai bài toán này một cách triệt để. Ở vấn đề thứ nhất, ông chủ trương giúp người dân chuyển từ “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp'' trở thành "thu nhập thấp, tín dụng, đầu tư, thu nhập cao hơn, tín dụng nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn''. Yunus đã giải quyết nhu cầu cấp thiết nhất của người dân đó là nguồn vốn với kì hạn dài và lãi xuất thấp. Còn vấn đề thứ hai, ông thành công trong việc tạo ra một hệ thống ngân hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần và sáng tạo.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng do tôi đứng đầu sẽ đi sâu vào đối tượng là các sinh viên nghèo xuất thân từ nông thôn và miền núi. Chúng tôi làm theo mô hình mà ngân hành chính sách – xã hội đang thực hiện, cho họ vay vốn để trang trải cho việc học. Trong thời gian đang học, lãi suất là 0.4%/tháng. Lãi suất sẽ tăng lên bằng lãi suất của các ngân hàng truyền thống khi họ tốt nghiệp. Thời hạn hoàn trả là 2 năm sau khi sinh viên tốt nghiệp, nhưng để khuyến khích học tập, thời hạn sẽ được giảm đi bằng thời gian mà họ bị nợ lại, đồng thời tăng thêm nếu họ tốt nghiệp sớm, đó là điểm khác chủ yếu so với ngân hàng chính sách – xã hội.
Người ta cũng sẽ hỏi tôi “Anh tốt nghiệp đại học xây dựng, tại sao anh không thành lập một công ty xây dựng? Như thế đúng với sở trường của anh hơn là ông chủ một ngân hàng”. Tôi sẽ giải thích cho việc làm của mình. Tôi cũng xuất thân từ nông thôn, bố mẹ tôi đều là nông dân. Tôi đã trải qua thời thơ ấu cực nhọc, nhất là khi bố qua đời năm tôi học lớp 1. Những kí ức về cái đói, cái nghèo vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Tôi có chị gái và chị tôi đã phải ngừng học khi vừa hết lớp 9, bởi mẹ tôi không thể nuôi cả hai chị em ăn học lên cấp 3 và đại học. Mặc dù tôi học giỏi và luôn là người xuất sắc nhất lớp, tôi vẫn có nguy cơ nghỉ học giữa chừng. Từ trong gian khó, tôi muốn giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ như tôi có cơ hội đến trường, bởi chỉ có tri thức mới giúp họ thoát khỏi cái đói, cái nghèo quanh năm vây bủa. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất”, tôi tin rằng mô hình Grameen Bank sẽ mang lại thành công!
Họ tên sinh viên: Nguyễn Hải Phương
Lớp A10, K43C trường ĐH Ngoại thương HN
Email: bluemoon26186@yahoo.com
Câu 5: Giả sử bạn là giám đốc kinh doanh của một công ty sản xuất sản phẩm sữa mới ra đời. Lúc này, thị trường đã có nhiều sản phẩm sữa khác với chất lượng và giá cả không có gì khác biệt. Thương hiệu của họ đã được nhiều người biết đến. Các cửa hàng đều đã bày bán các sản phẩm này không muốn bày bán thêm sản phẩm của công ty bạn. Làm thế nào để có thể phá vỡ kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh để các chủ cửa hàng tiếp nhận và bày bán sản phẩm của công ty bạn?
Muốn bán được hàng trong điều kiện công ty của bạn mới ra đời lại cung cấp một sản phẩm sữa không khác nhiều về chất lượng và giá cả với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thì một trong những biện pháp bạn cần làm là chú trọng vào kênh phân phối. Vậy làm thế nào để có thể phá vỡ kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh để các chủ cửa hàng tiếp nhận và bày bán sản phẩm của công ty bạn?
Một cách làm kinh điển thường thấy là tăng hoa hồng đại lí so với các đối thủ cạnh tranh và đưa ra mức chiết khấu thích hợp cho các chủ cửa hàng để họ có được lợi ích kinh tế lớn hơn khi tiếp nhận sản phẩm của chúng ta, từ đó sẽ đồng ý bày bán. Biện pháp này muốn thực hiện phải có sự điều tra để nắm được chính xác mức chiết khấu của các cơ sở khác, cũng như đòi hỏi công ty của bạn phải có tiềm lực tài chính vững mạnh.
Cách thứ hai cũng phổ biến không kém đó là tăng cường quảng cáo về sản phẩm, từ đó người tiêu dùng sẽ biết đến thương hiệu sữa của công ty bạn và sẽ tìm mua. Những chủ cửa hàng vốn rất nhanh nhạy sẽ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và đương nhiên sẽ tìm đến nguồn cung cấp là công ty bạn. Cách làm này cũng đòi hỏi chi phí lớn, khi mà chỉ 15 giây quảng cáo trên truyền hình đã tốn đến hàng chục triệu. Cách làm này còn phụ thuộc vào hiệu quả của quảng cáo và sự nhanh nhạy của các cửa hàng.
Phương pháp thứ ba là tạo cầu giả. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng thực tế nó tỏ ra rất hữu ích với các công ty nhỏ mới thành lập, chưa có danh tiếng. Bạn hãy nhờ người quen hay huy động đội ngũ nhân viên của công ty đóng giả làm khách hàng và tìm đến các cửa hàng hỏi mua sản phẩm của bạn. Như trên, những người bán hàng sẽ thấy cầu cao với sản phẩm của bạn, và khả năng công ty bạn nhận được đơn đặt hàng của các đại lý là rất cao. Đây là cách làm mà một công ty nhập khẩu mặt hàng xoong nồi với thương hiệu K. đã áp dụng rất thành công. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn không thật sự có chất lượng thì hiệu ứng này sớm muộn cũng sẽ hết chứ không thể kéo dài mãi.
Cách làm tiếp theo là cung cấp hàng nhưng chưa yêu cầu các chủ cửa hàng trả tiền ngay. Hãy để các cửa hàng này bán sản phẩm của công ty bạn một thời gian để tạo niềm tin cho họ. Tuy bạn bị “chiếm dụng” vốn một thời gian nhưng bù lại nếu sau này bán được hàng thì các đơn đặt hàng sẽ liên tiếp bay đến công ty của bạn. Cách làm này cũng tương tự như là kí gửi vậy.
Cách thứ năm là chủ động, tích cực xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cửa hàng. Bạn cũng nên chú trọng đến các mối quan hệ này bởi một khi có chúng thì việc bán hàng sẽ rất thuận lợi. Ngay cả việc kí gửi, hay bán hàng không thu tiền ngay cũng sẽ dễ dàng và đáng tin cậy hơn, vì đã có cơ sở là các mối quen biết. Thông thường, tâm lý chung ai cũng muốn làm ăn kinh doanh với những người quen, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Công ty của bạn có thể tổ chức các hội thảo về sức khoẻ, về nghệ thuật bán hàng hay tổ chức các buổi dã ngoại, từ đó sẽ tạo tình cảm thân thiết giữa những chủ cửa hàng và công ty. Tuy nhiên, việc làm này cũng đòi hỏi khả năng tổ chức sự kiện và kinh phí đáng kể.
Cách thứ sáu là bạn có thể tặng kèm với sản phẩm của mình các quà khuyến mãi. Ví dụ, sản phẩm của bạn là sữa cho trẻ em, thì có thể tặng đồ chơi, bộ ghép hình, trực tiếp hoặc thông qua cách đổi tem… Điều này sẽ tạo hứng thú cho trẻ, kích thích các gia đình tìm mua sản phẩm của bạn. Còn nếu là sữa cho phụ nữ đang mang thai thì bạn nên tặng kèm sách hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em, cách làm thế nào để kích thích trí thông minh của trẻ ngay từ khi còn bé… Thực tế cho thấy, bất cứ sản phẩm nào có kèm hàng khuyến mại đều được các chủ cửa hàng rất nhiệt tình đón nhận.
Để kích thích tiêu thụ một sản phẩm, có rất nhiều cách mà trong đó thì phân phối chỉ là 1 trong 4P nổi tiếng của Marketing. Bạn cần kết hợp linh hoạt, hợp lí và khéo léo từng phương thức sao cho phù hợp với điều kiện của công ty mình. Khi đó, chắc chắn mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Họ tên sinh viên: Vũ Thị Hải Phượng
Lớp Tài chính doanh nghiệp 47A - Đại học KTQD
Email: haiphuong_87nd@yahoo.com
Về Eurowindow
Câu 1: “Một năm làm nhà – Ba năm làm cửa”. Bạn hãy giúp người tiêu dùng chọn mua cửa trong các loại cửa đang có trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Ông cha ta vẫn thường nói: “Một năm làm nhà, ba năm làm cửa” điều đó cho thấy ngay từ xa xưa công việc làm cửa được coi là một công việc quan trọng trong xây dựng nhà.Vậy nên đặt cửa ở vị trí nào, sử dụng chất liệu nào cho cửa cũng là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình Việt Nam.
Theo phong thuỷ thì cửa trong nhà có một vai trò rất quan trọng trong việc thông thoáng, gia giảm luồng khí trong nhà. Cửa không chỉ đảm bảo về an ninh mà còn phải có tính thẩm mĩ, phù hợp với tổng thể ngôi nhà. Để đáp ứng nhu cầu của các gia chủ, trên thị trường nước ta có rất nhiều các loại cửa với các chất liệu khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cửa gỗ cho ngôi nhà mình. Gỗ không kén màu sắc, có thể kết hợp được với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc đến bóng nhẵn, có thể lắp đặt trong những khoảng không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau (cổ điển hay hiện đại). Tuy nhiên ở nước ta điều kiện khí hậu nóng ẩm, khô hanh nên độ ổn định của gỗ kém, dễ bị cong vênh nứt nẻ, mối mọt theo thời gian… Mặt khác, gỗ tự nhiên thường đắt, chất lượng không ổn định. Do vậy không ít các gia đình hiện nay lại chuyển hướng sang dùng cửa gỗ công nghiệp. Nó có ưu điểm là rẻ, sản xuất đại trà, kiểu dáng thay đổi dễ dàng, do được xử lý công nghiệp nên ít bị co ngót, sệ cửa. Tuy nhiên gỗ công nghiệp thường không đẹp và sang cho nên các biệt thự lại ưa dùng cửa nhựa. Vậy cửa nhựa có thực sự tốt?
Trước đây khi nhắc tới cửa nhựa là người ta nghĩ ngay đến việc lão hóa nhựa trước những tác động mạnh mẽ của nắng, mưa, gió, bão. Hiện nay nhờ có sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại người ta đã sản xuất được loại nhựa dẻo không lão hoá trong khoảng thời gian trên 50 năm. Có rất nhiều công ty sản xuất loại cửa này tham gia thị trường như Eurowindow, cửa nhựa sư tử… Loại cửa của Eurowindow đượclàm chủ yếu từ loại nhựa uPVC có tính năng tốt hơn hẳn so với nhựa PVC. Nhựa uPVC có thêm chất độn màu, giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hoá cũng như kéo dài độ bền màu của nhựa, chịu được sự va đập mạnh, chịu được tác động của nhiệt độ cao và tia cực tím. Ưu điểm lớn nhất của cửa nhựa là không bị cong vênh, co giãn nên ít xảy ra tình trạng sệ cánh hay kẹt các phụ kiện.
Cửa Eurowindow cũng như các loại cửa nhựa khác đều được làm theo nguyên lý vừa đẩy vừa mở có thể quay lật ra ngoài hay quay lật vào trong, cửa lùa, cửa sổ mở vòm kiểu xoay, gập chớp đứng ngang dọc khác nhau… nhằm tạo khoảng thoáng đãng nhiều hay ít tuỳ theo người sử dụng, đạt hiệu quả đúng như mong muốn. Điều này thì ở cửa gỗ không làm được vì độ chính xác không cao.
Các thanh profile của cửa nhựa có cấu trúc dạng hộp với nhiều khoảng trống có chức năng cách âm, cách nhiệt được lắp thép gia cường để tăng khả năng chịu lực. Hộp kính được bơm khí trơ argon và lắp gioăng kính có tác dụng chống ồn và giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. Ngày nay với tốc độ đô thị hoa cao, lưu lượng xe tham gia giao thông lớn nên thường gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí, việc ra đời của loại cửa có khả năng cách âm, chống nóng quả là một sự lựa chọn tốt của mỗi gia đình. Hơn nữa đối với các chung cư được xây dựng sẵn thì thi lựa chọn cửa nhựa sẽ giúp tiết kiệm diện tích, nhẹ nhàng, bền, đẹp. Màu chủ yếu của cửa là màu trắng nên dễ đi kèm thiết kế kiến trúc Châu Âu, sang trọng, hiện đại.
Cửa sổ là để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt hoặc bên nhắm bên mở. Nhìn cửa sổ người ta có thể biết được tính cách, gu thẩm mĩ của gia chủ cho nên khi xây dựng nhà bạn cần lựa chọn cửa cho phù hợp sao cho vừa đảm bảo an ninh, bền đẹp lại vừa có lợi cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Họ tên sinh viên: Lê Thị Hoàng
Lớp Kế hoạch 48B, trường ĐH Kinh tế Quốc dân HN
Email: demsaobang_266@yahoo.com
Câu hỏi 10: Mơ ước của bạn sau khi ra trường?
Tự bao giờ, hình ảnh miền quê nghèo đã in sâu trong tâm trí tôi. Tôi thấy chạnh lòng khi nhà hàng xóm ngày ngày ba bữa cơm cà, những đứa trẻ với manh áo phong phanh trong tiết trời lạnh, các cô các bác lặn lội trên đồng những ngày hè nắng rát. Hà Tĩnh quê tôi là miền quê của gió lào và cát trắng, thiên tai lại luôn rình rập. Quê nghèo lại càng nghèo hơn. Đó có phải là động lực khiến tôi trở thành một cô gái bản lĩnh, giàu ý chí với ước mơ trở thành một doanh nhân. Tôi đã vào trường Kinh tế Quốc dân với mong muốn hiện thực hóa ước mơ ấy.
4 năm đại học qua rất nhanh. Ra trường, tôi muốn kiếm thật nhiều tiền, đươc học hỏi, cọ xát nhiều. Rồi một ngày tôi sẽ về quê, tôi sẽ lập 1 công ty lương thưc thực phẩm trên chính dải đất quê mình - Hà Tĩnh yêu dấu. Thật ra, loại cây trồng chủ yếu ở quê tôi là lạc. Qua một tờ tạp chí khoa học, tôi được biết lạc là một loại thực phẩm có giá trị dĩnh dưỡng cao, góp phần ngăn ngừa một số bệnh. Công ty tôi (nếu có) sẽ chế biến thức ăn, nước uống, đồ hộp về lạc. Tôi sẽ thu mua nguyên liệu tại quê, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân quê tôi. Tôi hi vọng sẽ góp phần cải thiện mức sống cho người dân quê tôi, để tôi có thể được thấy ánh mắt rạng ngời của họ.
Là sinh viên năm thứ 2, tôi đang bắt tay vào nghiên cứu mô hình một số công ty lương thực thực phẩm. Hi vọng tôi sẽ hoàn thành được một kế hoạch, một chiến lược kinh doanh, một hướng đi cho mình. Tôi tin với sự chuẩn bị chu đáo, tôi sẽ thuyết phục đươc nhà đầu tư tin tưởng và hỗ trợ dự án của mình. Đã có lúc tôi nghĩ giá như mình là con trai thì hay biết mấy. Tôi sẽ hi sinh vì sư nghiệp, hi sinh cho mọi người nhiều hơn. Nhưng dẫu thế nào, đấy là ước mơ của tôi, tôi tin tưởng và hi vọng rằng ước mơ ấy sẽ trở thành hiên thực”.
Họ tên sinh viên: Hà Thị Việt Hà
Lớp A7-K44B Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Email: doubleluck_118@yahoo.com
Câu 9: Nếu bạn có 1 tỷ đồng tiền vốn, bạn sẽ kinh doanh gì? Vì sao?
Nếu có 1 tỷ đồng tiền vốn, tôi sẽ thành lập một công ty dịch vụ Logistics. Để thành lập được một công ty, bạn cần trả lời 4 câu hỏi: Kinh doanh cái gì? Vì sao kinh doanh sản phẩm đó? Kinh doanh như thế nào? Và kinh doanh cho ai?
Tôi chọn mục tiêu này vì nhiều lý do:
Thứ nhất: Theo tôi nghĩ, nếu bạn muốn kinh doanh một mặt hàng, bạn cần biết nhu cầu thị trường về mặt hàng đó. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đã có rất nhiều bài viết của các nhà kinh tế, các chính trị gia, các nhà báo… nói về những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Nhưng xét một cách tổng thể, cơ hội nhiều hơn là khó khăn. Đối với ngành dịch vụ Logistics cũng vậy.
Khái niệm dịch vụ Logistics: Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.Trên thế giới, dịch vụ Logistics đã vô cùng phát triển. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, dịch vụ Logistics đóng góp 10% GDP, ở các nước đang phát triển con số này là 30%. Tuy nhiên, Logistics vẫn là một khái niệm mới mẻ đối với Việt Nam. Việt Nam hiện đang phát triển với tốc độ 8,5%/năm và là một thị trường tiềm năng; trong khi các công ty Logistics hiện nay của Việt Nam không đáp ứng nổi nhu cầu hiện nay bởi nhiều yếu tố, vì sự giới hạn của bài viết nên tôi xin phép được đề cập sau (nếu tôi có cơ hội). Chính vì vậy tôi muốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Thứ hai: Việt Nam là một thị trường rộng lớn cả về cung và cầu. Với lợi thế nguồn nhân công rẻ, nhiều công ty nước ngoài đã thành lập nhà máy tại đây. Công ty Logistics của tôi sẽ có thể đảm nhận vai trò trung gian đưa sản phẩm tới người tiêu dùng ở các nước trên thế giới với chi phí nhỏ hơn chi phí mà tự các công ty đứng ra để xuất khẩu sản phẩm.
Thứ ba: Tôi biết rằng với số vốn 1tỷ đồng, công ty của tôi chưa thể có sức cạnh tranh lớn đối với các công ty Logistics đa quốc gia và xuyên quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tôi cũng đủ sức đứng top đầu các công ty Logistics Việt Nam hiện nay, bởi phần lớn các công ty này chỉ có số vốn 300-500 triệu đồng. Tôi tin rằng khả năng kinh doanh của công ty tôi với sự hiểu biết thị trường của các nhân viên được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng trong lĩnh vực này, sẽ mau chóng nhân hệ số vốn đó lên nhiều lần để cạnh tranh với các công ty lớn trên.
Thứ tư: Tôi yêu đất nước tôi. Không vì mục tiêu và vị trí của công ty mình mà tôi sẽ cạnh tranh không lành mạnh với các công ty Logistics nhỏ hơn để dành được hợp đồng. Nếu có thể tôi sẽ đề nghị họ hợp tác, hoặc hợp nhất với công ty tôi. Như vậy tôi tin rằng khả năng và quy mô hoạt động của công ty tôi cũng như là công ty Logistics kia sẽ tăng lên và chúng tôi có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Có rất nhiều thông tin về dịch vụ Logistics, tình hình Logistics hiện nay, cũng như những tài liệu tôi cần đưa ra để chứng minh tính khả thi của dự án; nhưng vì giới hạn của bài viết, nên tôi ko thể đưa ra ở đây. Tôi hy vọng tôi có cơ hội để nói nhiều hơn về dự án này, và tôi sẽ thực hiện được ước mơ của mình trong tương lai không xa. Tôi xin cảm ơn nhà tài trợ đã tạo điều kiện để tôi được nói lên ước mơ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Thu Hiền
Lớp Nhật 1 - K44E - ĐH Ngoại Thương Hà Nội
Email: big_sky_kr@yahoo.com
Cánh cửa, dù giữ bất cứ vai trò nào trong không gian nội thất - một thành trì vững chắc sau cùng để khép kín một không gian hay chỉ là một biên giới phân định giữa các khu vực hoặc đơn giản chỉ là sự ngăn chia ước lệ - thì vẫn là một thành phần thiết yếu luôn được quan tâm đặc biệt trong xây dựng. Cửa sổ là một phần linh hồn của ngôi nhà, là chốn bình an ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Bất luận ở góc độ nào - từ vật lý kiến trúc, thông gió, chiếu sáng đến những quan niệm về thẩm mỹ, phong tục, tập quán, kinh tế, văn hoá, lối sống... một cửa sổ đặt đúng chỗ sẽ tăng giá trị cho ngôi nhà, giúp thăng hoa những cảm xúc mãnh liệt. Nó vừa là nội thất, vừa là ngoại thất và có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh. Còn cửa chính thì lại là nơi nghênh đón những vận may mang đến cho toàn căn nhà và cả gia đình. Nó không chỉ là lối đi mà còn là nơi đón ánh sáng, nơi thông khí cho ngôi nhà, đồng thời thể hiện thẩm mỹ và biểu tượng cho sự hưng thịnh của gia đình. Cũng bởi thế mà dân gian có câu “Một năm làm nhà, ba năm làm cửa” thể hiện rõ sự chu đáo và kĩ tính cần thiết khi chọn cửa.
Đối với người Việt, trong thiết kế và lựa chọn cửa cần quan tâm đầu tiên tới phong thuỷ, sau đó là công năng sử dụng, độ an toàn và thẩm mỹ. Đây là những yếu tố tiên quyết để chọn được cửa phù hợp và có chung ý tưởng kiến trúc với nội thất của cả ngôi nhà.
Với từng kiểu nhà khác nhau cần có định hướng chọn cửa khác nhau sao cho phù hợp nhất với không gian kiến trúc của ngôi nhà đó. Với nhà chung cư cần thiết kế cửa sổ tránh va đập, áp lực gió ngang và giảm bức xạ nhiệt, do đó nên chọn loại cửa sổ trượt ngang không chiếm diện tích, không bị va đập cánh do sức gió. Với nhà biệt thự cần chọn cửa đảm bảo về an ninh, cửa sổ cần có ô văng che mưa tạt, nắng gắt, tạo gờ hắt nước… để bảo vệ cửa sổ tránh những tác động trực tiếp từ môi trường thiên nhiên. Những ngôi nhà phố chật hẹp đang chiếm phần đa ở Việt Nam hiện nay, nhà sát nhau quá nhiều nên mở cửa sổ là khá khó khăn, có thể chọn cửa lá sách hoặc cửa lam lật để không tốn diện tích đồng thời khép kín để điều tiết gió cũng như lấy ánh sáng vào nhà. Đối với các văn phòng và các toà nhà cao tầng có thể chọn những loại cửa mở quay quanh trục giữa cánh, cửa mở hất ra ngoài hay cửa sổ mở bản lề ngang vừa thông gió tốt, vừa cung cấp đầy đủ ánh sáng cho căn phòng.
Ở các mảng tường có hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè thì nên chọn cửa kính để lấy ánh sáng tối đa. Ngược lại, với cửa ở hướng Đông và Tây nên dùng loại có cả cánh kính và cánh chớp vừa che nắng, vừa thoáng gió.
Trong các sản phẩm cửa đa dạng trên thị trường hiện nay, sản phẩm cửa của Eurowindow có ưu điểm vượt trội hơn cả, từ đa dạng hóa về kích thước và kiểu dáng, phù hợp với nhiều loại nhà, đến giá thành khá hợp lý cùng với hàng loạt các đặc tính ưu việt khác như: an toàn cháy, giảm thiểu tiếng ồn, có độ bền và tính ổn định cao trong điều kiện thời tiết nhiệt đới Việt Nam, đảm bảo sinh thái và môi trường nhờ vật liệu cao cấp, thiết kế thông minh... Do đó, các sản phẩm cửa Eurowindow luôn đảm bảo sự thoả mãn cho chủ nhân.
Bên cạnh đó, để đạt được sự thoả mãn đối với cửa trong nhà cũng cần quan tâm đến các phụ kiện đi kèm cần thiết cho cửa như rèm cửa hay bình phong (gỗ, vải, kim loại, mây tre…) để kiểm soát mức độ mạnh nhẹ của luồng khí và điều chỉnh ánh sáng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Tóm lại, cần kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến chọn cửa để có một không gian kiến trúc hài hoà cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Đánh giá:
- 0/5
Bình luận (0 Bình luận)