Bạn có biết? Cấu tạo các loại kính cách nhiệt khác nhau như thế nào?

20/11/2024 144 Lượt xem

Trước sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, dùng kính trắng thông thường bị hấp thụ nhiệt, khiến ngôi nhà nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông, các kiến trúc sư đã sử dụng giải pháp kính cách nhiệt để tạo không gian sống thoải mái hơn cho các gia đình.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả thông tin chi tiết về thành phần cấu tạo và ưu điểm nổi bật của một số loại kính cách nhiệt được các chuyên gia ngành xây dựng tin dùng nhất trên thị trường hiện nay. Độc giả có thể tham khảo trước khi quyết định lựa chọn cho công trình nhà mình.

Điểm chung của các loại kính cách nhiệt là gì?

Mặc dù kết cấu chi tiết của các loại kính cách nhiệt khác nhau, có loại gồm nhiều lớp kính liên kết, có loại phủ hợp chất đặc biệt lên bề mặt… song tựu chung đều nhằm mục đích giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường, làm chậm quá trình truyền nhiệt từ bên ngoài vào bên trong ngôi nhà, ngăn chặn tác hại của tia UV, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

Kính cách nhiệt cao cấp được ứng dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại như: nhà ở, chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng hạng sang.

Bật mí cấu tạo khác nhau của 3 loại kính cách nhiệt tốp đầu thị trường

  1. Kính Low-E

Kính Low-e là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt là lớp metalic siêu mỏng. Theo nguyên lý, loại kính này có khả năng ngăn chặn bức xạ nhiệt từ mặt trời vào mùa hè và giảm khuếch tán nhiệt độ vào mùa đông nên giữ được nhiệt độ ổn định trong phòng đồng thời đảm bảo độ sáng cho công trình. Loại kính này đặc biệt phù hợp lắp đặt ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như tại Việt Nam.

Lấy ví dụ thực tế, phân tích 2 công trình sử dụng 2 loại kính khác nhau, trong đó Tòa E dùng kính cách nhiệt Low-E, tòa X dùng kính cường lực thông thường, kết quả tính toán nhiệt lượng truyền qua như sau:

  • Ưu điểm: Nếu như kính trắng thông thường có chỉ số phát xạ Ɛ ≤ 0.89 thì kính phủ Low-E phát xạ nhiệt chậm, hệ số này Ɛ ≤ 0.04. Bởi thế, dùng kính Low-E sẽ giúp căn phòng ổn định nhiệt độ, giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài, tiết kiệm hiệu quả điện năng tiêu thụ.
  • Nhược điểm: Lớp bạc nguyên chất dày vài nanomet trong thành phần cấu trúc lớp phủ Low-E dễ bị oxi hóa khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, cho nên, nếu người dùng lựa chọn loại kính này nên sử dụng kính hộp Low-E để có độ bền cao. Ngân sách đầu tư kính hộp Low-E thường sẽ cao hơn so với kính 1 lớp, tuy nhiên, tính cách âm, cách nhiệt cũng tốt hơn, tiết kiệm điện năng hơn.
  1. Kính hộp

Kính hộp là loại kính cấu thành từ 2 hoặc nhiều lớp kính, ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm, có bơm khí trơ ở giữa. Các lớp kính và thanh nhôm định hình được liên kết với nhau bằng lớp keo.

Thông thường, các lớp kính có cùng độ dày, tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể thay đổi độ dày các lớp kính và chủng loại kính như: ghép 1 tấm kính dán + 1 tấm kính cường lực, ghép 2 tấm kính cường lực hoặc 2 tấm kính dán an toàn…

  • Ưu điểm: Nhờ cấu trúc dạng hộp có bơm khí trơ ở giữa, hộp kính Eurowindow có thể giảm tối đa tiếng ồn từ môi trường xung quanh, đồng thời làm tăng khả năng cách nhiệt, tránh được hiện tượng ngưng tụ hơi nước vào mùa nồm ẩm, không bị rêu mốc.
  • Nhược điểm: Trọng lượng của kính hộp nặng hơn các loại kính đơn nên yêu cầu bản lề và khung nhôm phải đảm bảo chịu lực tốt. Ngoài ra, chi phí giá thành kính hộp cao, người dùng nên cân nhắc, tính toán phù hợp trước khi triển khai lắp đặt.
 

 

 

 Minh họa chi tiết cấu tạo sản phẩm kính hộp ghép từ 2 lớp kính.

  1. Kính cách nhiệt an toàn ACT

Kính cách nhiệt an toàn ACT là kính đơn có độ dày 5 mm hoặc 6 mm được tích hợp lớp phim dán LLumar cách nhiệt (Made in USA).

  • Ưu điểm: Loại kính cách nhiệt an toàn ACT giúp giảm tới 57% tổng năng lượng mặt trời truyền qua, mang lại không gian bên trong nhà mát hơn, giúp điều hòa làm lạnh nhanh hơn và giữ cho khí mát tránh thất thoát ra ngoài, cắt giảm việc phát thải CO2 trong quá trình vận hành. Ngoài ra, với khả năng cản tới 75% ánh sáng gây chói mắt từ ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua kính, người dùng bên trong sẽ không bị chói mắt, lóa mắt. Độ phản gương lớn nên sản phẩm hạn chế việc nhìn từ bên ngoài vào bên trong, đảm bảo tính riêng tư cho người dùng bên trong công trình. Sản phẩm còn nâng cao tính an toàn, bảo vệ người dùng khi màng phim có thể giữ lại mảnh kính bị vỡ.
  • Nhược điểm: Loại kính này dễ bị trầy xước, độ bền không cao nếu so với kính hộp.

Trên thị trường hiện nay, các loại kính cách nhiệt có nhiều mẫu mã, kích thước, màu sắc khác nhau. Nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn thêm thì liên hệ ngay Eurowindow! Với 2 trung tâm gia công kính hiện đại, Eurowindow hiện là đơn vị có khả năng tôi được các loại kính cao cấp, kính cách nhiệt phủ cứng, phủ mềm, kính phản quang... có độ dày từ 4mm tới 19mm, kích thước tối đa lên đến 2800 x 6000 mm. Sản phẩm kính Eurowindow đạt tiêu chuẩn EN 1863, ANSI Z97.1-2004, ECE R 43, EN 12150-1….

Xem thêm: Tổng quan thông tin về kính cường lực và vách kính cường lực

Đánh giá:

  • 0/5

Bình luận (0 Bình luận)