Chi tiết cấu tạo cửa sổ mở trượt: Tất tần tật sẽ có ở đây
Mục lục
Cửa sổ mở trượt là một trong những kiểu cửa khá thịnh hành trong thời gian gần đây bởi tính ứng dụng cao trong thiết kế công trình, thời gian lắp đặt nhanh và chế độ bảo hành cụ thể. Chi tiết cấu tạo cửa sổ mở trượt khá đơn giản bao gồm: Thanh profile, thanh ray, bánh xe, kính, hệ gioăng và các phụ kiện kim khí đi kèm. Để quý khách có thể hiểu rõ hơn sản phẩm, bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn về từng cấu tạo và bản vẽ của cửa sổ mở trượt.
Xem thêm:
- 15 mẫu cửa sổ nhôm kính mở trượt siêu đẹp
- Top 5 mẫu cửa sổ mở trượt lên có thiết kế đẹp
- 10 mẫu cửa sổ mở trượt hai cánh đẹp nhất hiện nay
1. Cửa sổ mở trượt cấu tạo như thế nào?
Mặc dù sở hữu đa dạng kích thước và số cánh khác nhau, thế nhưng cửa sổ mở trượt đều có điểm chung về các bộ phận cấu thành như sau:
1.1 Thanh profile
Thanh profile hay còn gọi là khung cửa được làm từ vật liệu nhôm hoặc nhựa uPVC lõi thép bên trong tạo thành những khoang rỗng có cấu trúc riêng biệt dùng để gắn các bộ phận khác lên như: Gioăng cao su, kính, bản lề, bánh xe, phụ kiện kim khí khác nên đòi hỏi thanh profile phải có độ chắc chắn nhất định.
- Tạo rãnh thoát nước: Khoang rỗng để tạo rãnh cho nước mưa chảy ra, ở dưới chân cửa sổ sẽ đục 1 lỗ thoát nước giúp hệ cửa có khả năng chống nước trong điều kiện thời tiết mưa gió không tạt vào phòng.
- Độ cứng an toàn: Hệ khung cửa sổ giúp cửa có khả năng chống gió đập, được đúc nguyên khối nên có độ cứng, độ chắc chắn tốt hơn.
- Khung cửa cố định: Chân kết nối các thanh profile lại với nhau tạo thành hệ khung cửa cố định hoàn chỉnh.
- Độ khín kít, không gây tiếng ồn trong quá trình sử dụng: Rãnh để lắp gioăng cao su EPDM giúp cửa có khả năng vận hành êm ái cùng bánh xe trên dưới trơn tru tăng độ khín kít và cách âm hiệu quả.
- Góc nhìn bao quát: Rãnh để lắp các loại kính như: cường lực , trong suốt, hộp kính,... giúp gia chủ có cái nhìn bao quát từ trong ra ngoài và ngược lại mà không không bị ngăn cách bởi hệ cửa.
- Thẩm mỹ cao: Rãnh để lắp phụ kiện kim khí giúp toàn bộ hệ cửa có sự đồng nhất với nhau với nhiều phong cách phù hợp với mọi công trình kiến trúc lớn nhỏ.
Thanh nhựa profile của cửa nhựa và cửa thép được thiết kế với nhiều khoang rỗng bên trong
1.2 Thanh ray trượt
Bộ phận tiếp theo trong cấu tạo cửa sổ mở trượt đó chính là thanh ray trượt, đối với cửa sổ mở trượt thì đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, giúp điều hướng cửa đi đúng hướng và bảo vệ cửa không bị lệch và đổ ra ngoài.
- Vị trí lắp đặt: Thanh ray trượt thường được làm bằng nhôm hoặc nhựa và được lắp đặt ở phía trên và phía dưới của cánh cửa, dọc theo vị trí đóng mở của cánh cửa.
- Ứng dụng: Sự hỗ trợ của đường ray trên/dưới sẽ giúp hệ cửa đi đúng hướng, không bị lệch ra ngoài và giúp cho việc đóng mở dễ dàng hơn rất nhiều.
Thanh ray trượt có thể được dùng bằng nhôm hoặc nhựa cứng cao cấp và lắp đặt ở cả trên và dưới cánh cửa
1.3 Cánh cửa
Phần cửa trong cấu tạo cửa sổ mở trượt thường sẽ gồm từ 2 đến 6 cánh tuỳ thuộc vào diện tích lắp đặt của không gian để lựa chọn lắp đặt hệ cửa hợp lý. Đi kèm với số cánh chính là số thanh ray và mỗi thanh ray sẽ dùng ngăn cách cho 2 cánh cửa. Vậy nên, càng nhiều cánh, số thanh ray càng tăng lên để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ cứng an toàn.
Cửa sổ mở trượt 2 cánh được lắp đặt tại một văn phòng làm việc của cơ quan
1.4 Kính
Bộ phận cũng không kém phần quan trọng trong cấu tạo cửa sổ mở trượt đó chính là kính, cũng như các kiểu cửa khác, kính của cửa sổ mở trượt cũng được sử dụng 1 trong 4 loại sau đây:
Kính đơn hay còn gọi là kính thường: Đây là dòng kính rẻ nhất, mỏng và khả năng chịu lực kém nhất có độ dày kính từ 3 - 5mm.
Kính cường lực: Đây là kính có khả năng chịu lực tốt, độ dày từ 5 - 12mm.
Kính dán an toàn: Đây là kính kết hợp giữa kính thường và kính cường lực liên kết với bởi 1 tấm phim dán, kính này khi vỡ sẽ không bị tung tóe ra ngoài mà dính lên tấm phim dán nên khá an toàn cho những người xung quanh, độ dày kính từ 8 - 15mm.
Kính hộp: Kính này là dòng cao cấp nhất hiện nay, với khả năng chịu lực cực kỳ tốt, khó vỡ có độ dày kính tương ứng từ 8 - 21mm.
Trong các loại kính được nêu trên thì kính cường lực là hệ kính được nhiều gia đình sử dụng cho cửa sổ mở trượt bởi độ dày vừa phải, khả năng chịu lực tốt và đặc biệt là chi phí vừa phải. Đối với doanh nghiệp hoặc gia chủ muốn gia tăng độ an toàn hơn có thể sử dụng kính hộp, kính dán an toàn.
Kính cửa sổ mở trượt có thể được làm từ nhiều loại kính có độ dày khác nhau
1.5 Hệ gioăng
Trong cấu tạo cửa sổ mở trượt, hệ gioăng cao su có tác dụng giúp kín khít, cách âm và cố định kính. Gioăng cao su hay còn được gọi ron cao su là hệ thống viền làm từ cao su cao cấp hoặc cao su EPDM được lắp đặt xung quanh kính và 3 viền cửa sổ mở trượt để tạo độ kín khí, cách âm tốt cho cửa.
Những cửa sổ trượt cao cấp sẽ sử dụng gioăng EPDM có độ nhẵn mịn và đặc biệt là không bị mủn hoặc đứt gãy trong quá trình sử dụng (ngoại trừ tác động lực mạnh trực tiếp lên gioăng).
Gioăng cao su có tác dụng cách âm, kín khít và cố định kính trên cửa sổ mở trượt
1.6 Keo
Keo dán cửa sổ mở trượt chính là chất kết dính để giúp cố định viền kính lên thanh profile của cửa. Tùy thuộc vào chất liệu cửa nhôm hay cửa nhựa để lựa chọn loại keo dán phù hợp với cấu tạo cửa sổ mở trượt. Thông thường keo Silicone là phổ biến nhất bởi dòng keo này dễ thi công, bền màu và chống UV, chống ăn mòn ngay cả ở mặt cửa sổ ngoài trời.
Keo dán silicone là loại keo phổ biến dùng cho cửa sổ mở trượt
1.7 Ốc vít
Ốc vít là một phần không thể thiếu trong cấu tạo cửa sổ mở trượt. Ốc vít cửa nhựa lõi thép thường được làm bằng thép cứng để đảm bảo độ chắc chắn khi vít vào cửa và cố định các vị trí phụ kiện trên cửa. Sau khi lắp đặt ốc vít sẽ được phun hoặc quét 1 lớp dầu bóng để tránh bị gỉ sét khi tác động trực tiếp với nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi.
Ốc vít được lắp đặt tại cửa sổ mở trượt thường được làm bằng thép và phủ lớp dầu chống gỉ
1.8 Keo ép góc
Keo ép góc PU88 nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng liên kết các mối nối ở góc cửa sổ mở trượt, giúp đảm bảo độ kín khít và thẩm mỹ cho cửa sau khi hoàn thiện. Ngoài ra, PU88 khắc phục được hoàn toàn tình trạng biến dạng của cửa nhôm, đàn hồi, dẻo dai và chống nước tuyệt đối 100%.
Độ bền keo PU88 với thời tiết cực kỳ lâu dài, tăng tuổi thọ cửa sổ mở trượt, kể cả những vị trí thường xuyên tiếp xúc với mưa, nắng hay hơi mặn của biển ở những công trình ven biển. Vì vậy, keo ép góc thường sử dụng cho cửa sổ trượt nói riêng và các cửa nhựa, nhôm nói chung.
Keo ép góc PU88 tác dụng liên kết các mối nối ở góc cửa sổ mở trượt, giúp đảm bảo độ kín khít và thẩm mỹ
1.9 Phụ kiện kim khí
Phụ kiện kim khí dùng của cửa sổ mở trượt bao gồm: Con lăn, Khóa, Hãm khóa, tay nắm, giảm chấn. Chính vì mỗi loại đều có những công dụng riêng đem gúp bộ cửa có sự đồng bộ, thẩm mỹ cao và ga tăng độ kín khít.
- Con lăn: Đây là bộ phận được lắp đặt ở phía dưới và trên cạnh cửa, dùng để lăn trong thanh ray, giúp cửa đóng mở dễ dàng và êm ái hơn.
- Khóa: Hầu hết cửa sổ mở trượt sẽ sử dụng 2 loại khóa là khóa hãm và khóa chốt âm để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo an toàn và đóng mở theo ý người dùng.
- Hãm khóa: Được lắp đặt ở đầu mỗi cánh cửa, có tác dụng cố định cửa khi mở ở 1 khoảng nào đó trên thanh ray.
- Tay nắm cửa: Được lắp đặt ở cạnh ngoài của mỗi cánh cửa, để giúp người dùng có thể đóng mở một cách dễ dàng nhất.
- Giảm chấn: Giảm chấn thường được làm bằng cao su có tính đàn hồi, được lắp ở rìa ngoài của cánh cửa hoặc ở vị trí khung cửa, nơi cánh cửa tiếp xúc ra vào có tác dụng giảm lực va đập khi đóng cửa quá mạnh.
2. Bản vẽ kỹ thuật cho cấu tạo cửa sổ mở trượt
Để gia chủ có cái nhìn cụ thể hơn về cửa sổ mở trượt, dưới đây là hình ảnh bản vẽ kỹ thuật sản phẩm chi tiết. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Bản vẽ kỹ thuật cửa sổ mở trượt 2 cánh với 3 kích thước lắp đặt phù hợp
Bản vẽ kỹ thuật mặt trong thanh ray và kích thước thanh ray cửa sổ mở trượt 2 cánh
Xem thêm:
Hy vọng toàn bộ những thông tin chi tiết về cấu tạo cửa sổ mở trượt sẽ giúp quý khách có cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm trước khi đầu tư và lắp đặt cho công trình của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc nào về hệ cửa mở trượt, hãy để lại bình luận phía bên dưới và liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên có chuyên môn của Eurowindow hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
Hotline:
- Hotline miền Bắc: 0909.888.000
- Hotline miền Trung: 0906.000.111
- Hotline miền Nam: 0903.11.8888
Website: https://www.eurowindow.biz/
Fanpage: https://www.facebook.com/eurowindow.biz
Đánh giá:
- 5/5
Bình luận (0 Bình luận)