Top 12 mẫu cửa nhôm 2 cánh chia ô sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Mục lục
- 1. Cửa nhôm 2 cánh chia ô là gì?
- 2. Cấu tạo cửa nhôm chia ô 2 cánh
- 3. Kích thước đố của cửa nhôm
- 4. Các kiểu cửa nhôm hai cánh chia ô
- 5. Ưu nhược điểm cửa nhôm chia ô
- 6. Ứng dụng cửa nhôm 2 cánh chia ô
- 7. Top mẫu cửa nhôm 2 cánh chia ô sử dụng nhiều nhất hiện nay
- 7.1 Mẫu cửa đi 2 cánh có nan nhôm trang trí
- 7.2 Cửa đi 2 cánh nhôm chia ô đẹp hình chữ nhật
- 7.3 Cửa đi 2 cánh nhôm chia ô hình đối xứng
- 7.4 Cửa đi nhôm chia ô đố ngang
- 7.5 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô sử dụng kính
- 7.6 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô + vòm kính cong
- 7.7 Cửa nhôm 2 cánh màu trắng
- 7.8 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô kiểu mở quay
- 7.9 Cửa nhôm 2 cánh chia ô bằng kết hợp đố ngang và dọc
- 7.10 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô uốn cong
- 7.11 Cửa nhôm đố dọc 2 cánh chia ô
- 7.12. Cửa nhôm 2 cánh kết hợp chia đố và chia nan
Cửa nhôm 2 cánh chia ô là loại cửa phổ biến trên thị trường hiện nay. Cửa thường được ứng dụng làm cửa đi chính cho các công trình bởi vì có độ chắc chắn cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc top 12 mẫu cửa phổ biến và một số thông tin cơ bản về sản phẩm như cấu tạo, kích thước đố, ưu/nhược điểm và tính ứng dụng.
Xem thêm: Top 20 mẫu cửa nhôm 4 cánh chia ô đẹp nhất hiện nay
Cửa nhôm kính 2 cánh chia ô vừa đẹp vừa an toàn
1. Cửa nhôm 2 cánh chia ô là gì?
Cửa nhôm hai cánh chia ô là loại cửa nhôm 2 cánh mà các thanh nhôm được thiết kế thành các ô lớn nhỏ khác nhau. Sau đó các ô trống này được lấp đầy bởi các tấm kính.
2. Cấu tạo cửa nhôm chia ô 2 cánh
Cũng giống như cửa nhôm kính thông thường, cửa được cấu tạo từ 5 phần chính sau:
- Thanh profile: Được cấu tạo từ các thanh nhôm sau đó được ghép lại với nhau. Thanh nhôm dạng hộp giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho cửa. Bề mặt bên trong và bên ngoài được sơn lớp sơn tĩnh điện cao cấp vậy nên cửa không bị rỉ sét khi tiếp xúc với nước hay một số chất hoá học khác.
- Độ dày của thanh nhôm: Thanh nhôm có nhiều loại khác nhau nhưng thông thường có độ dày từ 1.4 - 2 mm. Những loại đạt độ dày như vậy mới đảm bảo cửa bền và chắc chắn khi có các tác động mạnh từ bên ngoài.
- Kính: Kính của cửa là loại kính cường lực có độ dày từ 8 - 19 mm tuỳ thuộc vào loại cửa và vị trí lắp đặt. Các loại cửa hướng ra bên ngoài như cửa đi ở các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn nên chọn loại có độ dày trên 12mm để đảm bảo an toàn còn cửa đi cho các căn phòng bên trong chọn loại vừa từ 8 - 12mm để dễ dàng đóng mở.
- Phụ kiện cửa: Bao gồm 3 phần chính là thanh nắm cửa, bản lề, chống xệ, một số loại đặc biệt khác như của cửa trượt có thanh ray, bánh xe.
- Keo cố định: Keo cao su chuyên dụng ADP để cố định giúp khung nhôm không bị tách rời. Còn keo silicon và keo foam cố định phần kính và phần nhôm với nhau.
- Gioăng: Bộ dây gioăng là một trong những bộ phận quan trọng của cửa nhôm, có tác dụng cách âm, cách nhiệt.
Cấu tạo cửa nhôm 2 cánh chia ô
3. Kích thước đố của cửa nhôm
Đố cửa là các thanh ngang dọc trên bề mặt cửa nhôm 2 cánh để tạo thành các ô. Độ dày và rộng của đố dựa trên kích thước cửa cũng có thể điều chỉnh theo yêu cầu của gia chủ. Tuy nhiên kích thước cần đảm bảo tính kỹ thuật và độ an toàn đã đề ra.
- Độ dày đố: Tối thiểu 35 - 40 mm để đặt phần chốt của khoá.
- Độ rộng đố: Tối thiểu 95 - 100 mm để lắp đặt phần thân khoá.
4. Các kiểu cửa nhôm hai cánh chia ô
Cửa nhôm kính 2 cánh chia ô dần được nhiều người ưa chuộng nên các nhà sản xuất cửa cũng thiết kế ra nhiều mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu và sở thích cho mỗi gia chủ.
- Cửa nhôm đố dọc 2 cánh chia ô: Là các thanh đố được đặt dọc theo chiều của cửa, có thể sắp xếp ở các vị trí có khoảng cách đều nhau hoặc nằm ở ⅓ hai bên rìa cửa.
- Cửa nhôm đố ngang 2 cánh chia ô: Tương tự như loại xếp dọc thì loại xếp ngang thanh đố được đặt ngang cửa. Nhiều gia chủ lựa chọn loại ngang xếp không đều nhau tạo sự khác biệt cho căn nhà.
- Cửa nhôm hai cánh chia ô đô ngang kết hợp dọc: Loại cửa đố ngang đố dọc kết hợp khá phổ biến và cũng có nhiều mẫu mã cho gia chủ lựa chọn.
- Cửa nhôm 2 cánh chia ô bằng nan kính hộp: Đây cũng là một dạng cửa chia ô nhưng phần các thanh nan rất mãnh, chỉ từ 10 - 15 mm. Các thanh nan chỉ có tác dụng trang trí chứ không giúp tăng độ an toàn và chắc chắn cho cửa.
- Cửa nhôm pano 2 cánh: Một số cửa nhôm pano được kết hợp chia ô tạo sự kín đáo, riêng tư cho người dùng.
Cửa nhôm pano kết hợp chia ô đơn giản nhưng sang trọng
5. Ưu nhược điểm cửa nhôm chia ô
Đánh giá ưu nhược điểm của cửa nhôm chia ô qua bảng sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Cửa nhôm 2 cánh chia ô đem lại sự kín đáo và an toàn cho người dùng nhưng cũng có nhược điểm lớn là bản lề dễ bị hỏng nên gia chủ thường xuyên phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên. |
Với những căn phòng rộng có view thoáng đẹp, cửa nhôm chia ô có lẽ không phải là lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, gia chủ có thể cân nhắc các mẫu cửa nhôm 2 cánh lùa để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
6. Ứng dụng cửa nhôm 2 cánh chia ô
Cửa ứng dụng đa dạng các vị trí, các công trình khác nhau như:
- Cửa đi chính nhà nhỏ: với kích thước vừa, thiết kế chia ô đơn giản mà an toàn thích hợp làm cửa đi chính cho căn nhà nhỏ.
- Cửa các căn phòng đơn trong nhà: Nếu căn nhà có diện tích lớn sử dụng cửa nhôm 2 cánh cho phòng ngủ, phòng bếp, phòng đọc sách vừa hiện đại vừa đẹp mắt.
- Cửa chung ở nhiều vị trí: Có thể sử dụng làm cửa đi chung cho căn nhà hoặc các công trình công cộng như cửa ban công, cửa thông phòng, cửa mặt tiền, ban công, tầng hầm, tầng thang máy…
- Ứng dụng cho nhiều thiết kế khác nhau: Từ phong cách hiện đại cho đến cổ điển, dựa trên sự biến đổi của các nhà thiết kế mang lại nét riêng cho từng công tình.
Cửa nhôm chia ô 2 cánh được ứng dụng cho nhiều vị trí, nhiều công trình khác nhau bởi sự đa dạng các mẫu mã và phong cách từ hiện đại cho đến cổ điển |
7. Top mẫu cửa nhôm 2 cánh chia ô sử dụng nhiều nhất hiện nay
Cửa nhôm hai cánh chia ô được ưa thích bởi có nhiều mẫu mã khác nhau, đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn. Cùng tìm hiểu top 12 mẫu đẹp nhất và phổ biến nhất hiện nay nhé!
7.1 Mẫu cửa đi 2 cánh có nan nhôm trang trí
Thiết kế thanh nan mỏng đem lại sự thanh thoát cho cánh cửa. Có thể ứng dụng ở nhiều vị trí khác nhau như cửa thông phòng, cửa ban công, cửa đi văn phòng, cửa đi chính của nhà hàng, quán cà phê,...
Cửa nhôm 2 cánh có nan màu đen lắp tại ban công nhà
7.2 Cửa đi 2 cánh nhôm chia ô đẹp hình chữ nhật
Các ô hình chữ nhật được sắp xếp ngẫu nhiên nhưng vẫn gọn gàng và đẹp mắt. Diện tích của các thanh nhôm không quá to để tăng độ an toàn cho người dùng. Với thiết kế 2 cánh chia ô chữ nhật có thể sử dụng làm cửa chính trong nhà vừa an toàn vừa thoáng đãng.
Cửa nhôm 2 cánh chia ô hình chữ nhật làm cửa đi cho căn nhà hoặc homestay
7.3 Cửa đi 2 cánh nhôm chia ô hình đối xứng
Thiết kế cửa đi nhôm kính chia ô hình đối xứng tạo sự khác biệt cho công trình của bạn. Gia chủ có thể tự thiết kế cho mình một mẫu cửa dựa trên nhu cầu và sở thích của bản thân. Ứng dụng vào các vị trí dễ nhìn thấy như cửa chính, cửa ban công hoặc cửa sổ.
Cửa đi nhôm 2 cánh thiết kế nửa hình tròn ở mỗi cánh cửa đẹp - độc - lạ làm cửa chinh cho ăn nhà
Ngoài ra, để tạo sự mới mẻ cho căn phòng, gia chủ cũng có thể sử dụng mẫu cửa nhôm 2 cánh lệch. Mẫu cửa này sẽ làm mới những không gian chật hẹp mà vẫn tiết kiệm diện tích.
7.4 Cửa đi nhôm chia ô đố ngang
Cửa đi chia ô đố ngang phổ biến hơn cửa đi chia ô đố dọc, có thể sử dụng loại 1 hoặc nhiều đố ngang. Cửa 1 dôd ngang giúp đón nắng và ánh sáng tốt, còn nhiều đố ngang lại đảm bảo an toàn cho gia đình.
Cửa nhôm 2 cánh 1 đố ngang màu trắng làm cửa đi cho căn nhà
7.5 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô sử dụng kính
Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô sử dụng kính là sự kết hợp hoàn hảo, đem đến phong cách hiện đại cho các công trình. Tuy nhiên nên chọn loại kính cường lực để đảm bảo chắc chắn, an toàn cho người dùng.
Cửa nhôm chia ô hai cánh màu đen sử dụng kính cường lực tăng độ bền và chắc chắn làm cửa đi chính cho các công trình
7.6 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô + vòm kính cong
Thiết kế vòm kính phía trên tạo ra nét cổ điển cho căn nhà, sử dụng cửa đi nhôm 2 cánh chia ô có vòm làm cửa chính là điểm nhấn cho công trình nhà bạn.
Cửa nhôm 2 cánh màu trắng chia ô kết hợp vòm kính làm cửa đi chính
7.7 Cửa nhôm 2 cánh màu trắng
Cửa nhôm 2 cánh chia ô có nhiều màu khác nhau như màu đen, màu cà phê, màu gỗ, màu ghi, màu xám,...nhưng cửa nhôm màu trắng là loại phổ biến nhất. Cửa nhôm màu trắng dễ kết hợp với màu sơn, với đồ nội thất trong nhà và nhìn vào đem đến cảm giá dễ chịu.
Cửa nhôm 2 cánh mày trắng là loại phổ biến nhất hiện nay có thể làm cửa đi chính hoặc cửa thông phòng
Xem thêm: TOP 40+ mẫu cửa nhôm MÀU TRẮNG đẹp nhất
7.8 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô kiểu mở quay
Thiết kế cửa nhôm hai cánh chia ô mở quay vừa đẹp mắt vừa dễ sử dụng. Sản phẩm thích hợp ứng dụng làm cửa đi chính, cửa thông phòng, cửa ban công.
Cửa nhôm 2 cánh mở quay màu đen dễ sử dụng làm cửa ban công, cửa đi chính, cửa thông phòng
Để xem thêm các mẫu cửa 2 cánh mở quay, mời gia chủ tham khảo Top 13 mẫu cửa nhôm 2 cánh mở quay sử dụng nhiều nhất hiện nay
7.9 Cửa nhôm 2 cánh chia ô bằng kết hợp đố ngang và dọc
Mẫu cửa 2 cánh nhôm chia ô kết hợp đố ngang và dọc nhìn không rối mắt mà lại mang đến sự đặc biệt, hiếm thấy.
Cửa nhôm 2 cánh màu trắng chia ô kết hợp đố ngang và đố dọc làm cửa đi chính, cửa ban công an toàn.
7.10 Cửa đi nhôm 2 cánh chia ô uốn cong
Lựa chọn mẫu cửa đi nhôm đẹp 2 cánh uốn cong phù hợp với công trình có thiết kế cổ điển, mềm mại. Có thể làm cửa đi chính hoặc cửa ban công trong nhà. Căn nhà theo phong cách hiện đại không nên sử dụng loại cửa này.
Thiết kế cửa chia ô màu đem uốn cong cho các công trình theo phong cách cổ điển, có thể làm cửa ban công, cửa đi chính cho công trình
7.11 Cửa nhôm đố dọc 2 cánh chia ô
Khi chọn mẫu cửa nhôm thiết kế dọc nên chọn loại có ít đố dọc để đem lại sự thanh thoát cho cánh cửa, dùng quá nhiều dọc tạo cảm giác bức bí và tù túng.
Cửa nhôm chia đố dọc màu xám làm cửa đi chính
7.12. Cửa nhôm 2 cánh kết hợp chia đố và chia nan
Thiết kế kết hợp chia đố và chia nan vừa an toàn cho người dùng mà đón ánh sáng từ bên ngoài cũng tốt hơn so với loại chia đố thông thường.
Cửa nhôm 2 cánh màu trắng kết hợp chia nam và đố ngang làm cửa đi chính
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc top 12 mẫu cửa nhôm 2 cánh chia ô phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể chọn được mẫu cửa phù hợp cho công trình của mình.
Đánh giá:
- 0/5
Bình luận (0 Bình luận)