Cửa nhựa lõi thép không đóng được - 6 Nguyên nhân và cách xử lý

04/08/2022 10531 Lượt xem

Cửa nhựa lõi thép không đóng được là một trong những lỗi thường gặp và có thể xử lý tại nhà bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể những nguyên nhân thường gây nên vấn đề này là gì? Bài viết dưới đây sẽ nêu chi tiết từng nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả nhất về tình trạng cửa không đóng được, cùng theo dõi nhé!

Xem thêm:

1. Nguyên nhân không đóng được cửa nhựa lõi thép và cách khắc phục

Có 7 nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến việc cửa lõi thép không đóng được. Cùng xem ngay nội dung dưới đây để hiểu rõ trường hợp mà gia đình bạn đang gặp phải nhé! 

1.1. Do bản lề xuống cấp

Đầu tiên là do bản lề cửa bị xuống cấp dẫn đến tình trạng 2 cánh cửa không thể đóng khít lại với nhau.

Cửa nhựa lõi thép không đóng được do bản lề cửa bị xuống cấp

Cửa nhựa lõi thép không đóng được do bản lề cửa bị xuống cấp

Nguyên nhân: Do thời gian sử dụng quá dài, ốc vít bản lề bị lỏng lẻo, bị rơi ra ngoài hoặc bản lề bị gãy.

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi bản lề bị xuống cấp mà quý khách có thể tham khảo: 

  • 2 cánh cửa không bằng nhau, khó đóng vào hoặc không thể đóng khít lại với nhau. 
  • Bản lề bị lỏng, khoảng cách giữa cánh cửa và khung chờ tách nhau quá rộng. 
  • Ốc vít ở trên bản lề không đủ, bị rơi hoặc bị gãy.
  • Bản lề bị gãy.

Cách khắc phục: Tuỳ vào từng dấu hiệu cụ thể mà quý khách sẽ áp dụng từng bước khắc phục khác nhau để đưa cánh cửa về đúng vị trí và đóng - mở dễ dàng hơn. 

  • Bản lề bị lỏng, rơi vít: Nếu bản lề cửa chỉ bị lỏng hoặc rơi vít, quý khách chỉ cần thực hiện các bước sau đây: 

Điều chỉnh cánh cửa cho cân đối, mở ra ở góc 90 độ. 

Lắp lại vít bị rơi vào đúng lỗ khoan ở trên bản lề và ở trên cánh cửa khớp với nhau. 

Kiểm tra các vít, dùng tua vít vặn chặt hết mức có thể. 

  • Bản lề bị rơi hoặc gãy: Nếu bản lề bị rơi hoặc gãy bạn nên thay thế bản lề mới là cách khắc phục duy nhất. Thứ tự cách thay như sau: 
  • Bước 1: Dùng tua vít tháo các đinh vít trên bản lề, lưu ý xoáy ngược chiều kim đồng hồ và chọn đúng loại tua vít để tránh làm rộng các lỗ khoan. 
  • Bước 2: Tháo bỏ bản lề cũ, nhấc cánh cửa ra khỏi khung chờ, lắp bản lề mới. 
  • Bước 3: Lắp lại cánh cửa vào khung chờ, thực hiện động tác đóng mở xem các vị trí đã khớp hết với nhau hay chưa.

1.2. Do bản lề bám bụi

Bản lề bị bám bụi quá nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không đóng được. Lượng bụi bẩn bám lâu ngày gây ra tình trạng rỉ sét, khiến cửa không thể đóng khít và tạo ra những ồn khi đóng mở. 

Bản lề bị bám bụi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không đóng được

Bản lề bị bám bụi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không đóng được

Nguyên nhân: Do không vệ sinh thường xuyên hoặc vị trí nhà ở quá gần với mặt đường, công trình thi công.

Dấu hiệu nhận biết cửa không đóng được do bản lề bám bụi: 

Cửa phát ra tiếng kêu khi  đóng - mở.

Cánh cửa đóng không khít và bị rít, khó đóng.

Bản lề bám đầy bụi bẩn và có dấu hiệu của rỉ sét. 

Cách khắc phục bản lề cửa nhựa lõi thép bị bám bụi khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây: 

  • Bước 1: Dùng chổi nhỏ quét qua lớp bụi bám bên ngoài bản lề
  • Bước 2: Sử dụng khăn ẩm và tăm bông, tăm tre để làm sạch tối đa bụi bẩn ở các kẽ hở trên bản lề. 
  • Bước 3: Sử dụng tăm bông sạch lấy 1 ít mỡ chuyên dụng để tra vào bản lề và thực hiện đóng mở liên tục để mỡ vào bên trong. 

1.3. Do khóa cửa bị hỏng

Một nguyên nhân thường gặp của việc cửa nhựa lõi thép không đóng được đó chính là khoá cửa bị hỏng.

Khóa cửa bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không thể đóng khít lại với nhau

Khóa cửa bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không thể đóng khít lại với nhau

Nguyên nhân khoá cửa hỏng: Thời gian sử dụng quá lâu nên khóa bị xuống cấp, khóa bị dính nước mưa gây rỉ sét, khóa bị tác động của ngoại lực như bị cạy cửa, đập,... khiến cho khoá cửa không có tác dụng giữ 2 cánh cửa lại với nhau và được chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau: 

Trường hợp 1: Nếu khóa cửa vẫn khóa được khi chưa đóng thì sẽ có 2 vấn đề xảy ra bao gồm:

  • Khóa bị lệch tâm: Bạn đưa 2 cánh cửa lại sát với nhau và vặn ổ khoá nếu chốt không đi đúng vào tâm khoá của cánh cửa còn lại mà lệch lên phía trên hoặc phía dưới. Cửa bị xệ cánh khiến khóa bị lệch tâm so với các vấu chốt, miệng giữ khóa. 
  • Sai kỹ thuật lắp khóa: Trong trường hợp, các vấu chốt, miệng giữ khóa bị lệch tâm so với khóa bạn kiểm tra bằng cách đóng cửa gần sát và so với vấu chốt, miệng khóa. Nếu bị lệch tâm nhưng 2 cánh cửa vẫn bằng nhau thì nguyên nhân xuất phát từ lúc kỹ thuật lắp khóa cửa không đúng. 

Cách khắc phục: Với 2 nguyên nhân này, cách khắc phục cũng được chia thành 2 hướng khác nhau. Cụ thể: 

  • Khóa bị lệch tâm
  • Bước 1: Quý khách kiểm tra xem cánh cửa nào đang bị xệ so với cánh cửa còn lại, có thể là do bản lề bị lỏng hoặc do bám bụi. Sau đó thực hiện cách xử lý đã được hướng dẫn phía trên. 
  • Bước 2: Sau khi chỉnh lại cánh cửa bị xệ, tiến hành đóng cửa và vặn chốt khoá, xem chốt đã đi vào đúng miệng khóa hay chưa.
  • Lệch tâm khoá: Nếu do lệch tâm khoá thì không thể tự khắc phục mà phải yêu cầu kỹ thuật hỗ trợ.

Trường hợp 2: Nếu các chốt khóa còn hoạt động mà vặn chìa không được ngay cả khi cửa mở, khả năng cao bị hư lõi khóa, tức là phần để đút chìa khóa vào. 

Cách khắc phục: Bạn cần phải tháo bỏ phần lõi khóa và thay thế cái khác ở một bộ cửa khác để khóa tạm thời.

1.4. Do chốt cửa bị hỏng

Chốt cửa nhựa lõi thép bị hỏng khiến cho cửa nhựa lõi thép không đóng được. Vậy nên nếu quý khách đang dùng cửa có chốt khoá, hãy kiểm tra xem có xuất hiện các dấu hiệu sau đây không nhé.  

  • Chốt bị gãy: Đầu tiên sẽ kiểm tra chốt cả đầu trên và đầu dưới xem còn hoạt động hay bị gãy hay không. 
  • Lỗ chốt bị tịt: Thường xảy ra ở lỗ chốt dưới nền nhà, do bụi bặm làm đầy lên, khiến cho chốt cửa không thể đóng xuống được. 
  • Bị lệch tim lỗ: Khi đóng chốt không đúng tim lỗ, thì hãy xác định xem cửa có bị xệ hay không? Trường hợp này sẽ xảy ra cho cả chốt trên và chốt dưới.
Chốt cửa nhựa lõi thép bị hỏng nên cánh cửa không thể đóng lại được

Chốt cửa nhựa lõi thép bị hỏng nên cánh cửa không thể đóng lại được

Cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể như sau: 

  • Chốt gãy: Bạn cần phải thay thế chốt mới, lưu ý lựa chọn đúng kiểu, đúng loại, đúng kích thước để ăn khớp với nhau sau khi sửa. 
  • Lỗ chốt bị tịt: Bạn cùng que sắt nhỏ hoặc que gỗ nhỏ lấy sạch bụi bẩn bám bên trong lỗ chốt ra ngoài. 
  • Lệch tim lỗ: Nếu lệch tim do bị xệ cánh thì bạn nên khắc phục bằng cách sử dụng lại bản lề hoặc thêm miếng đệm vào cửa để chốt khoá cùng lỗ khoá khớp với nhau. Nếu lắp sai vị trí chốt khóa hoặc khoan nhầm lỗ nên thay đổi lại vị trí chốt khóa. Không nên khoan lại lỗ khoá mới sẽ làm hỏng và mất thẩm mỹ cho nền nhà, khung cửa. 

1.5. Do chịu tác động quá mạnh từ bên ngoài 

Lực tác động từ bên ngoài quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cửa nhựa lõi thép không đóng được. 

Cửa chịu tác động quá mạnh từ bên ngoài sẽ khiến cửa cong vênh, hoặc hỏng bản lề dẫn đến không đóng được cửa

Cửa chịu tác động quá mạnh từ bên ngoài sẽ khiến cửa cong vênh, hoặc hỏng bản lề dẫn đến không đóng được cửa

Nguyên nhân: Phát sinh từ người dùng, do thiên tai gió bão xô vào cửa quá nhiều lần hoặc quá mạnh, khiến cửa bị lệch tâm dẫn đến cửa không thể đóng khít lại với nhau. 

Dấu hiệu nhận biết cửa chịu tác động từ ngoại lực: 

  • Cửa đập mạnh vào tường hoặc khung cửa để lại vết trầy xước khiến cho cửa bị cong, bị lệch hẳn ở 1 hoặc cả 2 cánh. 
  • Bản lề cửa bị lỏng, bị bung, rơi vít do lực đập quá mạnh từ bên ngoài vào hoặc trong ra. 

Cách khắc phục: Xem xét đánh giá mức độ hư hỏng và bạn có thể áp dụng biện pháp khắc phục cửa nhựa lõi thép không đóng được phù hợp như:

  • Cửa bị cong, bị lệch: Liên hệ đội kỹ thuật để sửa, tuyệt đối không tự nắn lại cửa để tránh tình trạng nứt gãy hoặc lệch tâm nặng hơn. 
  • Cửa bị xệ cánh: Dùng tua vít xiết chặt lại ốc vít ở bản lề, nếu bản lề hỏng không thể sử dụng lại thì nên thay bản lề mới để bảo cửa vận hành ổn định sau khi sửa chữa.

1.6. Do cửa bị xệ cánh

Cửa bị xệ cánh cũng là nguyên nhân thường thấy khi mọi loại cửa chứ không riêng gì cửa nhựa lõi thép. Do cánh cửa bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu nên việc đóng khít lại 2 cánh với nhau là điều không thể. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng cửa bị xệ cánh:

  • Do sử dụng lâu ngày, bản lề xuống cấp, các ốc vít lỏng lẻo khiến cửa bị xệ cánh. 
  • Do lực và đập mạnh từ bên ngoài như gió bão, người dùng đóng quá mạnh. 
  • Do chất lượng cửa nhựa lõi thép kém nên nhanh bị xuống cấp sau 1 thời gian sử dụng.
  • Do thợ lắp đặt không đúng kỹ thuật. 

Cách khắc phục: Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cách khắc phục sẽ khác nhau nên bạn cần tham khảo để áp dụng cho hiệu quả

  • Bản lề xuống cấp: Cần dùng tua vít vặn chặt lại hoặc thay thế bản lề mới nếu cần thiết.
  • Lực va đập quá mạnh: Chỉnh lại cửa cho cân sau đó lót thêm miếng đệm phía sau cửa để giảm lực va đập. 
  • Thợ lắp không đúng kỹ thuật: Yêu cầu lắp lại bản lề cửa để khắc phục xệ cánh theo đúng số liệu đã đưa ra ban đầu. Sau khi lắp đặt cần nghiệm thu đầy đủ để tránh phát sinh các sự cố, hỏng hóc không mong muốn.  

1.7. Do không lắp đặt đúng kỹ thuật từ ban đầu

Một nguyên nhân cuối cùng cũng không hề hiếm gặp ở tình trạng cửa không đóng được là do kỹ thuật lắp từ ban đầu không đúng như bản thiết kế. Cụ thể các lỗi thường thấy nhất bao gồm:

  • Lắp cửa không tính toán các khoảng trống ban đầu/sai kích thước cánh cửa so với khung chờ. 
  • Không kê thêm đệm lót cửa gây ra tình trạng cửa bị lệch ra khỏi khung. 
  • Lắp bản lề bị lệch ngày từ đầu ở khung chờ và vị trí khoan bản lề ở cánh cửa, khiến cho bản lề không thể khớp lại với nhau.

Dấu hiệu nhận biết cửa không đóng được do không lắp đặt đúng kỹ thuật như sau: 

  • Cửa bị thừa ra hoặc bị thiếu hụt so với khung chờ. 
  • Cửa bị nghiêng và không thể đóng khít được với nhau. 
  • Không thể khớp được bản lề ở cửa và ở ô chờ do 2 vị trí này bị lệch nhau. 

Cách khắc phục: Vì đây là lỗi từ bộ phận kỹ thuật nên quý khách không thể và không tự sửa chữa tại nhà mà liên hệ bộ phận kỹ thuật phụ trách lắp cửa đến xử lý lại.

2. Lưu ý khi xử lý cửa nhựa lõi thép không đóng được

Để cánh cửa nhựa lõi thép của quý khách sau khi sửa chữa sẽ hoạt động ổn định như ban đầu. Cụ thể bạn cần cân nhắc một số lưu ý sau đây: 

  • Sử dụng phụ kiện đồng bộ: Khi phụ kiện cửa như bản lề, tay nắm hay chốt khoá bị hỏng. Bạn cần thay thế phụ kiện cùng loại như cũ hoặc tương đương để đồng bộ với cửa. Như vậy độ tương thích, ăn khớp với nhau giữa cửa và phụ kiện sẽ cao hơn, giúp cửa vận hành ổn định sau khi thay thế. 
  • Ưu tiên đơn vị sửa chữa uy tín: Với những lỗi không thể tự khắc phục phải cần đến đội kỹ thuật can thiệp. Bạn cần ưu tiên lựa chọn những đơn vị sửa chữa uy tín, thợ tay nghề cao để xử lý để đảm bảo chất lượng cửa, không bị chặt chém giá cả, chế độ bảo hành cho sản phẩm, dịch vụ. 
Một số lưu ý cần nhớ khi khắc phục cửa nhựa lõi thép không đóng được để đảm bảo hoạt động ổn định như ban đầu

Một số lưu ý cần nhớ khi khắc phục cửa nhựa lõi thép không thể đóng để đảm bảo hoạt động ổn định như ban đầu

3. Cách hạn chế tình trạng cửa nhựa lõi thép không đóng được 

Cửa nhựa lõi thép bị chi phối rất nhiều bởi cách sử dụng của người dùng, để hạn chế được tình trạng hư hỏng, trục trặc quý khách nên tham khảo và áp dụng một số lưu ý dưới đây. 

  • Không đu người lên cửa: Do cửa nhựa lõi thép có độ đàn hồi và khả năng chịu lực kém hơn những chất liệu cửa kim loại. Vậy nên nếu đu người lên cửa, sức nặng của người sẽ khiến cửa bị xệ, gây ra tình trạng đóng không được hoặc không khít.
  • Đặt miếng chốt chặn sau cánh cửa: Đối với cửa mở quay sẽ thường xuyên gặp tình trạng cửa bị va đập do tác động lực từ bên ngoài như: Sức người đóng quá mạnh, gió, bão,... Đặt miếng chốt chặn bằng cao su ở sau cửa để hạn chế cửa bị va đập quá mạnh, từ đó giảm thiểu được tình trạng bị lỏng bản lề hoặc bị xệ cánh hay những hỏng hóc khác. 
  • Ưu tiên lựa chọn cửa chất lượng: Cửa chất lượng được làm từ chất liệu cao cấp và sẽ kèm theo các bộ phụ kiện cao cấp nên độ bền và độ chắc chắn sẽ tốt hơn, ít xảy ra tình trạng xệ cánh hay lỏng bản lề cửa. 
  • Vệ sinh định kỳ: Vệ sinh cửa định kỳ cũng là cách để hạn chế tình trạng hư hỏng ở cửa. Loại bỏ bụi bẩn bằng khăn ẩm, khăn khô và thường xuyên tra dầu mỡ vào bản lề để tránh bị han gỉ, giúp cửa vận hành trơn tru và bền bỉ hơn. 
  • Bảo dưỡng định kỳ: Cửa nhựa lõi thép cần được bảo dưỡng định kỳ sau 1 thời gian sử dụng, tra thêm dầu mỡ chuyên dụng, vệ sinh bụi bẩn rơi vào bên trong bản lề, siết lại các ốc vít, thay thế các ốc quá cũ hoặc bản lề bị gãy, nắn lại cửa bị cong, vênh do va đập,... Nhờ đó mà đảm bảo được cửa nhựa lõi thép sẽ luôn trong trạng thái hoạt động ổn định nhất. 
Đặt miếng chốt chặn sau cánh cửa để giảm lực khi có gió mạnh hoặc người dùng mở cửa quá mạnh

Đặt miếng chốt chặn sau cánh cửa để giảm lực khi có gió mạnh hoặc người dùng mở cửa quá mạnh

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về các nguyên nhân và cách xử lý cửa nhựa lõi thép không đóng được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp quý khách có thêm kinh nghiệm để xử lý cửa nhựa lõi thép khi gặp vấn đề. Nếu có những thắc mắc cần giải đáp quý khách hãy bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé. 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 

Hotline miền Bắc: 0909.888.000

Hotline miền Trung: 0906.000.111

Hotline miền Nam: 0903.11.8888

Đánh giá:

  • 0/5

Bình luận (0 Bình luận)