Cách làm cửa nhôm xếp trượt chi tiết với 7 bước

04/05/2022 14965 Lượt xem

Để tạo ra được những bộ cửa nhôm xếp trượt đẹp, kỹ thuật viên không chỉ cần có kinh nghiệm mà còn cần nắm rõ công thức cắt nhôm mà còn cần thành thạo thực hiện cách làm cửa nhôm xếp trượt chính xác nhất. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách làm cửa nhôm xếp trượt chuẩn kỹ thuật, đơn giản chỉ với 7 bước nhé!

Xem thêm: Top 15 mẫu cửa nhôm xoay trượt sử dụng nhiều nhất hiện nay

Cửa nhôm 4 cánh xếp trượt, 3 cánh xếp trượt 1 cánh mở quay

Cửa nhôm 4 cánh xếp trượt, 3 cánh xếp trượt 1 cánh mở quay

1. Ưu điểm cửa nhôm xếp trượt 

Cửa nhôm xếp trượt được nhiều người sử dụng vì rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Kiểu dáng xếp trượt hiện đại: Thiết kế cửa lùa xếp trượt với cách mở ngang hiện đại, kết hợp với màu sắc sang trọng tăng thính thẩm mỹ cho không gian. Ngoài ra, vì thiết kế mở kéo ngang nên tiết kiệm diện tích, khiến căn nhà gọn gàng hơn, rất phù hợp với phong cách hiện đại, tối giản. 
  • Kích thước tối ưu: Cửa nhôm xếp trượt có thể lắp đặt được đa dạng kích thước tương ứng với cửa 1 đến 6 cánh. Kích thước cửa phụ thuộc vào số cánh, kích thước tối đa cho 1 cánh sẽ là 750×2400mm. Chiều cao cửa cửa xếp trượt dài sẽ giúp ngôi nhà dễ đóng ánh nắng vào trong, thoáng đãng hơn.
  • Tối ưu không gian sử dụng: Như đã chia sẻ ở trên, thiết kế mở trượt với các cánh cửa xếp gọn sang một bên, không cần nhiều không gian để lắp đặt, sử dụng.
  • An toàn: Thiết kế mở kéo giảm tối đa các tác động vật lý khi mở cửa, đặc biệt an toàn với gia đình có trẻ nhỏ, người già.
  • Chống ồn, chịu lực và cách nhiệt tốt: Với lớp kính cường lực dày siêu bền, cửa sẽ chịu sức gió và va đập cực tốt. Hơn nữa, cửa được giữ khít chặt khi đóng, cùng công nghệ ghép góc tiên tiên giúp cách âm - cách nhiệt hiệu quả, giữ kín nước và khí, vừa bảo vệ đồ vật, vừa tiết kiệm năng lượng cho gia chủ.
Cửa nhôm 5 cánh xếp trượt, 4 cánh xếp trượt 1 cánh mở quay

Cửa nhôm 5 cánh xếp trượt, 4 cánh xếp trượt 1 cánh mở quay

2. Cấu tạo cửa nhôm xếp trượt

Dù là dân nghiệp dư hay là những người thợ lành nghề thì việc hiểu rõ cấu tạo cửa là rất quan trọng trước khi tìm hiểu cách làm cửa nhôm xếp trượt, nó sẽ đảm bảo quá trình cắt và lắp đặt cửa có độ chính xác cao hơn, hạn chế lỗi tối đa.

Cấu tạo cửa nhôm xếp trượt bao gồm: 

  • Thanh nhôm hệ cao cấp, kính (kính đơn, kính an toàn, kính hoa văn, hộp kính được bơm khí trơ cách âm - cách nhiệt)
  • Ray inox
  • Hệ gioăng EPDM đàn hồi và chống lão hoá tốt
  • Hệ phụ kiện kim khí đồng bộ (con lăn, khoá, hãm khóa,…) giúp cửa mở êm, đảm bảo độ kín khít.

3. Bản vẽ thiết kế lắp đặt cửa nhôm xếp trượt

Để sản xuất, lắp đặt được bộ cửa nhôm xếp trượt được chính xác thì bản vẽ lắp đặt và mặt cắt cửa nhôm xếp trượt đóng vai trò vô cùng quan trọng.Dưới đây sẽ là bản vẽ thiết kế của 4 loại cửa nhôm xếp trượt được lắp đặt phổ biến nhất trên thị trường.

Bản vẽ lắp đặt cửa nhôm xếp trượt 3 cánh

Bản vẽ thiết kế cửa đi nhôm xếp trượt 3 cánh

Bản vẽ thiết kế cửa đi nhôm xếp trượt 3 cánh

Bản vẽ lắp đặt cửa nhôm xếp trượt 4 cánh

Bản vẽ thiết kế cửa nhôm xếp trượt 4 cánh, 3 cánh xếp gấp – 1 cánh mở quay

Bản vẽ thiết kế cửa nhôm xếp trượt 4 cánh, 3 cánh xếp gấp – 1 cánh mở quay

Bản vẽ lắp đặt cửa nhôm xếp trượt 5 cánh

Bản vẽ thiết kế cửa xếp trượt nhôm 5 cánh xếp gấp về 1 phía

Bản vẽ thiết kế cửa xếp trượt nhôm 5 cánh xếp gấp về 1 phía

Bản vẽ lắp đặt cửa nhôm xếp trượt 6 cánh

Bản vẽ thiết kế cửa nhôm xếp trượt 6 cánh, mỗi bên 3 cánh lùa xếp gấp

Bản vẽ thiết kế cửa nhôm xếp trượt 6 cánh, mỗi bên 3 cánh lùa xếp gấp

4. 7 Bước làm cửa nhôm xếp trượt chi tiết

Các mẫu cửa nhôm xếp trượt đều có các cấu tạo, cách cắt và lắp đặt như nhau. Do đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm cửa nhôm xếp trượt 3 cánh. Với các mẫu cửa nhôm xếp 4 - 5 - 6 cánh trở lên sẽ có công thức tương tự, chỉ khác ở điểm tăng số cánh và các phụ kiện đi kèm

Bước 1: Chuẩn bị vật tư, dụng cụ

Dựa vào bản vẽ thiết kế bản vẽ cửa nhôm xếp trượt, bạn bóc tách số lượng và cần những thanh nhôm loại nào; tính toán công thức lấy kính chính xác và đủ phụ kiện cửa nhôm xếp trượt cho từng mẫu cửa. Ví dụ: Bạn có thể dựa vào công thức lấy số đo 4 cạnh khung bao để tính ra số thanh nhôm cần dùng. 

Sau đó, bạn cần:

  • Phân các thanh nhôm profile từng loại, tránh làm trầy xước sẽ rất mất thẩm mỹ.
  • Kiểm tra lại các thiết bị máy móc như: máy cắt nhôm, máy cắt kính, máy khoan, mài, súng bắn keo... đã hoạt động tốt và an toàn. 
Chuẩn bị vật liệu cần thiết để làm cửa nhôm xếp trượt

Chuẩn bị vật liệu cần thiết để làm cửa nhôm xếp trượt

Bước 2: Cắt các thanh nhôm

Bạn cắt thanh nhôm theo nguyên tắc: cắt dài trước - ngắn sau giúp tận dụng được triệt để nhôm, tránh lãng phí. Nếu là người mới, chưa có hoặc ít kinh nghiệm làm cửa thì kỹ thuật viên có thể cắt thử các thanh dài trước, nếu ai thì có thể sửa thành thanh nhôm ngắn để tránh lãng phí. Mỗi thanh nhôm sau khi cắt xong cần được đánh số rõ ràng và chính xác vị trí để ghép góc dễ dàng hơn. 

Lưu ý:

Với các vị trí ghép, bạn cắt thanh nhôm theo góc 45 độ. Trong quá trình cắt có thể sai số trong giới hạn cho phép như: Chiều dài và chiều rộng sai trên dưới 1mm. Với góc 90 độ và 45 độ, chỉ được phép sai số trong khoảng 0.5mm - 1mm. Sai số kích thước cộng hàn là 3x2mm.

Cắt thanh nhôm làm cửa xếp trượt

Trong cách làm cửa nhôm xếp trượt việc cắt thanh nhôm rất quan trọng

Bước 3: Khoan lỗ thoát nước

Trước khi khoan, kỹ thuật viên cần dựa vào bản vẽ thiết kế để xác định các vị trí ổ khóa, bản lề và lỗ thoát nước để khoan. Với cửa trượt và xếp trượt, lỗ thoát nước nằm ở mặt ngoài của thành khung phía dưới cửa. Nếu là các thanh nhôm có lỗ đặt lõi thép lệch bên ngoài thì không cần phải đục lỗ thoát nước.

Việc khoan lỗ đòi hỏi tính chính xác cao, độ sai lệch không quá +/- 1mm. Bởi nếu khoan không đúng vị trí khi lắp khóa thanh chuyển động có thể dài quá sẽ khó khăn trong quá trình sử dụng. 

Lưu ý: 

  • Nên dùng mũi khoan đường kính 5mm.
  • Khoan lỗ thoát nước có chiều dài 30mm.
  • Cửa hệ 10 - 15 cm khoan 2 lỗ, 5 - 7cm ta khoan 1 lỗ rồi cộng thêm để khoan tiếp.
  • Lỗ thoát nước xuống phải lệch hơn so với lỗ thoát ra khoảng 150mm như vậy vừa thoát nhanh vừa đảm bảo cách âm cách nhiệt. Đồng thời, hãy cần thận để mũi khoan không khoan thủng vách ngăn chứa lõi thép.

Bước 4: Khoan lỗ bản lề, ổ khóa cửa, tay nắm

Nếu gia chủ lắp cửa nhôm kính là cửa đi thì kỹ thuật viên phải khoan lỗ ổ khoá ở phía trước và lỗ lắp tay ở sau. 

Lưu ý: Cần đảm bảo khoan chính xác vị trí. Nên dùng dụng cụ đo để đo xác định vị trí cần khoan, khoảng cách của lỗ ổ khóa và lỗ tay nắm từ 10,5cm đến 11cm. Lỗ lắp tay cách từ dưới lên khoảng 1m là hợp lý.

Khoan ốc vít cần đảm bảo đúng vị trí để không ảnh hưởng đến chất lượng cửa nhôm xếp trượt

Khoan ốc vít cần đảm bảo đúng vị trí để không ảnh hưởng đến chất lượng cửa nhôm xếp trượt

Bước 5: Khoan vị trí bắt ốc vít và dập nối góc

Tiếp theo của cách làm cửa nhôm xếp trượt là kỹ thuật viên kiểm tra tiếp điểm của hai thanh nhôm, xem có bất kỳ kẽ hở nào trước khi tiến hành khoan, dùng vít M4x16 theo hướng dẫn sau:

  • Lỗ bắt ốc vít đầu tiên và thứ 2 cách khung cửa nhôm xếp trượt trong khoảng 1cm - 1,5cm, các lỗ tiếp theo cách nhau 400 – 600mm tuỳ mẫu cửa.
  • Các con vít nên đặt cách nhau 3 - 4cm để đảm phản phân bố đều, giúp cửa chắc chắn, chịu được cơn gió mạnh đập vào.
  • Tiếp theo ráp hai đầu thanh nhôm. Đặt sao cho vuông góc với thanh nhôm rồi đưa vào máy dập để dập nối góc. Để chắc chắn, hãy đặt ke vào vị trí góc giữ 90 độ giữa 2 thanh và tiến hành dập nối để giữ được góc 90 độ. 

Bước 6: Lắp phụ kiện cửa nhôm. 

Vị trí lắp bản lề:

  • Vị trí lắp bản lề dưới cách mép dưới của khung cửa lên khoảng 2cm
  • Vị trí lắp bản lề trên cách mép trên khung cửa xuống từ 1,8 - 2,3cm
  • Vị trí lắp bản lề giữa cách bản lề trên ⅔ (dưới lên) và bản lề dưới ⅓ (trên xuống)
  • Vị trí lắp khoá: Gắn thanh nẹp khóa cửa, lắp tay nắm chốt lại chính xác sau đó lắp ổ khóa. Và vít bắt thẳng hàng, tiếp theo là kiểm tra lại khóa. 

Vị trí lắp các phụ kiện khác:

  • Lắp bánh xe lăn dưới cánh cửa và cách mép cánh 0,3 - 0,8cm
  • Lắp miếng giảm chấn vào thanh đứng cánh cửa, 2 cánh phải ôm vào khung mỗi cánh cửa gắn 1 miếng, miếng trên và dưới cách góc khoảng 1,5cm. 
  • Cắt đố động có thể cắt lùi xuống so với cánh 1 - 2mm
  • Lắp tay nắm phải cần khít, kín và đảm bảo độ chắc chắn. 

Bên tay nắm có đầu vít lắp vào phía trong, còn tay nắm không có đầu vít lắp phía ngoài. Lắp khóa bán nguyệt theo bản thiết kế. Nếu không có trên bản vẽ thì lắp ở giữa thanh cánh cửa. 

Lắp đố giữa phải theo kích thước trên bản vẽ, mối nối giữa 2 đầu phải bằng nhau. Gắn chốt động vào đố giữa và khung bao.

Khi làm cửa nhôm xếp trượt, cần chú ý lắp đặt các phụ kiện cửa nhôm theo đúng hướng dẫn

Khi làm cửa nhôm xếp trượt, cần chú ý lắp đặt các phụ kiện cửa nhôm theo đúng hướng dẫn

Bước 7: Lắp gioăng kính và cắt nẹp kính

Gioăng kính làm vào bên trong khung cánh cửa, khung vách cố định và nẹp kính, với các loại kính dày thì chúng ta bắn trực tiếp bằng quay.

  • Gioăng khung lắp ở phần cánh và khung cửa mở quay.
  • Gioăng lông luồn lắp theo chiều dài của thanh ốp cánh. 

Cuối cùng là đưa kính vào bên trong với điều chỉnh 4 góc, lấy búa cao su để đóng nẹp. Kỹ thuật viên cần đóng thanh nẹp ngăn trước và thành nẹp dài đóng sau.

Lắp gioăng kính và cắt nẹp kính 

Lắp gioăng kính và cắt nẹp kính 

Trên đây là chi tiết cách làm cửa nhôm xếp trượt cơ bản, hãy tham khảo để có thể lắp đặt được những bộ cửa đẹp và ưng ý nhất cho khách hàng nhé. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ với Eurowindow để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 

  • Miền Bắc: 0909.888.000
  • Miền Trung: 0906.000.111
  • Miền Nam: 0903.11.8888

Website: https://www.eurowindow.biz/   

Fanpage: https://www.facebook.com/eurowindow.biz 

Đánh giá:

  • 0/5

Bình luận (0 Bình luận)