TOP 40 mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện ĐẸP NHẤT 2024
Mục lục
- 1. Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì?
- 2. Nguyên lý hoạt động của cửa nhôm tĩnh điện
- 3. Ưu điểm Cửa nhôm sơn tĩnh điện so với cửa nhôm sơn tay truyền thống
- 4. Các loại cửa nhôm sơn tĩnh điện
- 5. Cập nhật giá cửa nhôm tĩnh điện mới nhất
- 6. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh
- 6.1 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 1 cánh mở hất
- 6.2 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 1 cánh mở quay
- 6.3 Cửa nhôm tĩnh điện 1 cánh mở trượt
- 6.4 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh phòng ngủ
- 6.5 Cửa đi nhôm tĩnh điện 1 cánh phòng vệ sinh
- 6.6 Cửa đi nhôm tĩnh điện 1 cánh ban công
- 6.7 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh chia ô lắp ban công
- 6.8 Cửa nhôm 1 cánh mở quay sơn tĩnh điện màu đen
- 6.9 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh phòng ngủ chia nan
- 6.10 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh vân gỗ kính mờ
- 7. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh
- 7.1 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở quay
- 7.2 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở trượt
- 7.3 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh phòng ngủ
- 7.4 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh màu nâu
- 7.5 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh vân gỗ
- 7.6 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh phòng khách
- 7.7 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh màu trắng mở quay
- 7.8 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh mờ quay
- 8. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh
- 8.1 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh mở quay màu vân gỗ
- 8.2 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh xếp trượt màu đen nhám
- 8.3 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh chia ô màu trắng
- 8.4 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu ghi xám
- 8.5 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu trắng kết hợp vách kính trên
- 8.6 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh phòng khách
- 8.7 Cửa sổ nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh
- 8.8 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen kết hợp ô cố định
- 8.9 Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh màu đen thông phòng
- 8.10 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen xếp gấp
- 8.11 Cửa nhôm 4 cánh màu vân gỗ phòng khách
- 8.12 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh ở trượt vân gỗ
- 8.13 Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh vân gỗ chia ô
- 8.14 Cửa nhôm sơn tĩnh điện màu đen mái vòm
- 9. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh
- 9.1 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện mở quay 6 cánh
- 9.2 Mẫu cửa đi nhôm sơn tĩnh điện xếp gấp 6 cánh kết hợp nan trang trí
- 9.3 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh cho villa màu đen
- 9.4 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh cho văn phòng
- 9.5 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện xếp gấp 6 cánh
- 9.6 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh xếp gấp
Cửa nhôm sơn tĩnh điện đem đến nhiều công dụng cho người dùng như tăng độ bền màu, tăng tuổi thọ và chống oxi hoá vậy nên loại cửa này đang rất được ưa chuộng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các ưu điểm của cửa và top 25 mẫu thông dụng nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
Cửa nhôm kính sơn tĩnh điện đem đến nhiều lợi ích cho người dùng
1. Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì?
Cửa nhôm sơn tĩnh điện là loại cửa nhôm được sơn một lớn sơn tĩnh điện lên bề mặt trong và ngoài của thanh nhôm. Lớp sơn này có tác dụng chính là chống oxy hóa và bảo vệ cửa khỏi các chất hoá học. Sử dụng cửa nhôm kính sơn tĩnh điện sẽ bền hơn, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cho gia đình.
Về cấu tạo cửa nhôm sơn tĩnh điện gồm khung cửa làm bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm giúp gia tăng độ cừng từ đó tăng khả năng chịu nhiệt và chịu lực cho khung cửa, bên trong là lớp kính cường lực, bên ngoài được sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nên sản phẩm cửa nhôm sẽ rất bền.
2. Nguyên lý hoạt động của cửa nhôm tĩnh điện
Hiện nay trên thị trường có 2 loại sơn tĩnh điện là sơn dạng khô bột và sơn dạng dung môi nhưng đối với cửa nhôm thì chỉ sử dụng sơn dạng bột là chủ yếu.
Các thành phần tạo nên bột sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn đều và nung nóng để tạo thành một hợp chất đồng nhất sau đó làm nguội và nghiền thành bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện. Bột sơn tĩnh điện cho cửa nhôm có loại bóng, loại mờ, loại cát và loại nhăn.
Nguyên lý hoạt động của phun sơn tĩnh điện
Sau khi chọn được loại bột sơn tĩnh điện phù hợp với từng loại cửa nhôm sẽ tiến hàng phun sơn. Sơn được bỏ vào một chiếc súng phun chuyên dụng, tại đây bột được đun nóng và tích điện dương sau đó mới được phun vào thanh nhôm. Khi tiếp xúc với thanh nhôm các điện tích dương sẽ chuyển thành điện tích âm. Lúc này nhờ lực hút của các ion điện tích bột từ từ bám vào thanh nhôm. Yêu cầu thợ phun sơn có tay nghề cao để các lớp sơn được dàn đều khắp bề mặt thanh nhôm.
3. Ưu điểm Cửa nhôm sơn tĩnh điện so với cửa nhôm sơn tay truyền thống
Sơn tĩnh điện đem đến nhiều ưu điểm hơn so với cửa nhôm sơn tay truyền thống như:
- Tăng độ bền màu: Có độ bền màu như mới lên đến 5 - 7 còn cửa sơn tay truyền thống chỉ giữ được màu như mới trong 2 - 4 năm. Nếu muốn cửa đẹp như mới thì sẽ phải sơn lại nhiều lần.
- Tăng tuổi thọ cho cửa nhôm: Nhờ lớp sơn tĩnh điện mà cửa nhôm khó bị oxy hoá, khó ăn mòn bởi các hóa chất vậy nên tuổi thọ trung bình của cửa nhôm tĩnh điện thường từ 12 - 15 năm.
- Tăng độ chắc chắn: Khi lớp sơn tĩnh điện đóng rắn sec tạo thành một lớp bảo vệ cứng bên ngoài thanh nhôm giúp cửa nhôm chắc chắn hơn loại cửa nhôm sơn tay truyền thống.
- An toàn cho môi trường: Sơn tĩnh điện dạng bột là một hợp chất không sử dụng dung môi hay chất hữu cơ nên không gây hại cho môi trường. Còn sơn thông thường chứa nhiều thành phần độc hại làm suy thoái tầng ozon, chất thải thì nguy hại đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
- Có nhiều loại và màu sắc đẹp: Cửa nhôm tĩnh điện có đa dạng các màu và các loại đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn. Trong đó các màu phổ biến là màu trắng, đen, xám, ghi, vàng, vân gỗ và loại cửa phổ biến có bề mặt bóng, cát.
- Bề mặt cửa nhôm đều màu và đẹp hơn: Có bề mặt đều màu hơn, lên màu trông mượt mà, sắc nét và nổi bật hơn so với sơn tay trước đây. Ngoài ra, cửa nhôm kính sơn tĩnh điện cũng dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
Các thanh nhôm đang được phun sơn tĩnh điện
Cửa nhôm kính sơn tĩnh điện có ưu điểm lớn nhất chính là khả năng chống oxy hóa giúp cửa không bị ăn mòn dù tiếp xúc với các chất hoá học. Đồng thời cửa chắc chắn và bền hơn nhiều so với loại cửa sơn tay truyền thống.
|
Tuy nhiên, cửa nhôm sơn tĩnh điện chỉ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ khung cửa trước tác động của thời tiết. Nếu gia chủ muốn gia cố cho cửa thêm an toàn thì nên lựa chọn các loại kính chống cháy để lắp đặt cửa nhôm chống cháy cho căn phòng.
4. Các loại cửa nhôm sơn tĩnh điện
1- Cửa nhôm sơn tĩnh điện loại rẻ
Các loại cửa nhôm sơn tĩnh điện loại rẻ thường có giá từ khoảng 800.000 VNĐ - 1.500.000 VNĐ / m2. Loại này thường được lắp ở nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà trọ, nhà kho... hoặc những vị trí không cần lắp đặt cửa chắc chắn và cứng cáp.
Ưu điểm dòng cửa này:
- Giá thành rẻ
- Đảm bảo tốt về hiệu năng
- Độ bền màu ổn định
Nhược điểm dòng cửa này:
- Khả năng chống chịu va đạp và độ bền không được như loại trung bình và cao cấp
- Không phù hợp lắp đặt ở những vị trí sang trọng
2. Cửa nhôm sơn tĩnh điện loại trung bình
Loại cửa này thường có giá từ 1.500.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ / m2. Loại cửa trung bình này thường có độ mỏng từ 1.2 - 1.4 ly đã đảm bảo độ cứng cáp và chắc chắn vì vậy có thể lắp đặt ở nhiều vị trí hơn so với loại rẻ ở trên như: cửa đi, ban công, phòng ngủ, nhà vệ sinh, thông phòng....
Ưu điểm:
- Bền bỉ kèm hiệu năng tốt
- Giá vừa phải, không rẻ cũng không quá đắt
Nhược điểm:
- Không phù hợp lắp đặt ở những vị trí sang trọng
3- Cửa nhôm sơn tĩnh điện loại cao cấp
Lọai cửa nhôm cao cấp thường có ở hệ nhôm có cầu cách nhiệt và hệ nhôm đa khoang. Loại cao cấp này thường có giá khá cao 2.500.000 VNĐ/ m2 trở lên.
Ưu điểm:
- Profile chắc chắn
- Độ bền màu tốt do công nghệ phun sơn tĩnh điện cao cấp
- Có thể dùng đến 25 năm
- Khả năng chống chịu va đạp, chịu nhiệt cực tốt
- Phù hợp với những công trình sang trọng: chung cư cao cấp, resort, biệt thự
Nhược điểm:
- Giá thành cao
5. Cập nhật giá cửa nhôm tĩnh điện mới nhất
- Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện hệ 1000 (30x100): 1.000.000 VNĐ - 1.300.000 VNĐ
- Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện hệ 700 (30x50): 700.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ tuỳ từng loại
- Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 40x100: 2.000.000 VNĐ - 2.500.000 VNĐ
6. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh
Cửa nhôm 1 cánh sơn tĩnh điện thường được ứng dụng cho các vị trí có điện tích nhỏ như phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng đọc sách, văn phòng làm việc riêng,...để làm cửa đi. Ngoài ra tại các tòa chung cư, khách sạn, nhà trọ thường dùng loại cửa này để làm cửa đi chính.
6.1 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 1 cánh mở hất
Cửa sổ nhôm tĩnh điện 1 cánh mở hất dành cho các căn phòng nhỏ. Ứng dụng tại vị trí phòng bếp cũng rất tiện lợi bởi vì khi trời mưa vẫn có thể mở cửa mà không sợ mưa hắt vào. Ngoài ra, một căn phòng có diện tích lớn cũng có thể thiết kế nhiều ô cửa để tại sự thông thoáng và khác biệt.
2 ô cửa sổ 1 cánh mở hất sơn tĩnh điện màu đen cho căn phòng trên cao
6.2 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 1 cánh mở quay
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh mở quay cũng là mẫu cửa sổ nhôm đẹp được ứng dụng cho các vị trí giống cửa sổ 1 cánh mở hất. Tuy nhiên, những căn nhà trong ngõ không nên sử dụng dụng loại cửa này bởi việc đóng mở sẽ trở nên khó khăn nếu nhà mọc san sát nhau.
Cửa sổ nhôm 1 cánh mở quay tĩnh điện màu đen chia ô tại căn nhà có diện tích xung quanh rộng
6.3 Cửa nhôm tĩnh điện 1 cánh mở trượt
Thiết kế cửa nhôm tĩnh điện 1 cánh mở trượt hiện nay khá phổ biến, cửa được ứng dụng cho các vị trí như thông phòng, ban công, phòng đọc sách,...
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh mở trượt giả gỗ kính mờ làm cửa thông phòng vừa đẹp vừa đơn giản, tinh tế
6.4 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh phòng ngủ
Cửa nhôm 1 cánh tiện cho phòng ngủ nên ưu tiên chọn loại cửa không có kính kính để tạo sự riêng tư cho người dùng. Ngoài ra, chọn cửa màu phù hợp với sơn tường và đồ nội thật sẽ giúp căn phòng trở nên đẹp, sáng sủa và ấm áp hơn.
Cửa nhôm 1 cánh mở quay tĩnh điện không kính màu trắng tại phòng ngủ để tạo ra không gian riêng tư cho người dùng
6.5 Cửa đi nhôm tĩnh điện 1 cánh phòng vệ sinh
Cũng giống như cửa nhôm phòng tắm, chọn cửa cho phòng vệ sinh cần ưu tiên sự kín đáo và riêng tư cho người dùng. Cửa nhôm tĩnh điện 1 cánh kính mở là sự lựa chọn tốt nhất cho các căn nhà vệ sinh từ nhà riêng cho đến khách sạn, nhà hàng.
Cửa nhôm 1 cánh tĩnh điện màu xám kính mờ tại sự sang trọng cho phòng vệ sinh tại khách sạn
6.6 Cửa đi nhôm tĩnh điện 1 cánh ban công
Cửa nhôm 1 cánh cho ban công thường được ứng dụng cho nhà riêng, chung cư hay các khách sạn nhỏ. Lựa chọn loại cửa nhôm kính hoặc cửa chia ô để giúp đón được tối đa ánh nắng cho căn phòng.
Cửa nhôm kính 1 cánh màu đen cho ban công phòng khách giúp đón ánh sáng tốt hơn
6.7 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh chia ô lắp ban công
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh màu trắng chia ô
6.8 Cửa nhôm 1 cánh mở quay sơn tĩnh điện màu đen
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh mở quay kết hợp 3 cánh cố định
6.9 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh phòng ngủ chia nan
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh phòng ngủ chia nan
6.10 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh vân gỗ kính mờ
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 1 cánh vân gỗ kính mờ
7. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh
Các mẫu cửa nhôm 2 cánh sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi hiện nay bởi ứng dụng được cho nhiều vị trí, công trình khác nhau. Cửa nhôm 2 cánh có thể làm cửa đi chính, cửa thông phòng, cửa ban công hoặc cửa các căn phòng có diện tích lớn cho nhà riêng, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh, chung cư. văn phòng làm việc,...
7.1 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở quay
Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở quay được ứng dụng nhiều vị trí khác nhau như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng làm việc, văn phòng công ty,... tại nhà riêng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, công ty,...Tuy nhiên, các công trình trong ngõ nhỏ, có nhà mọc san sát nhau không bởi khó đóng mở và cũng ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh.
Cửa nhôm tĩnh điện 2 cánh mở quay chia ô màu trắng cho các vị trí có diện tích xung quanh vừa đủ để đóng mở dễ dàng
7.2 Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở trượt
Cửa sổ nhôm tĩnh điện 2 cánh mở trượt là loại cửa phổ biến, ứng dụng được nhiều công trình khác nhau như nhà ở, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng, công ty, cửa hàng kinh doanh,...với đa dạng các vị trí khác nhau không kể diện tích lớn hay nhỏ.
Cửa sổ nhôm 2 cánh tĩnh điện mở trượt màu kết hợp thanh nan trắng được lắp đặt tại lối đi của trong công ty
7.3 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh phòng ngủ
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh phòng ngủ có thể sử dụng loại cửa mở quay, mở trượt cũng có thể sử dụng loại kính mờ, kính trong hoặc không kính tuỳ thuộc vào sở thích của gia chủ. Lựa chọn màu cho cửa nhôm phòng ngủ nên chọn loại có màu đơn giản, kết hợp hài hoà với màu sơn tường và đồ nội thất để đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng như màu trắng, màu xám, màu vân gỗ.
Cửa nhôm tĩnh điện màu trắng 2 cánh và thanh nan dọc kết hợp rèm che màu trắng tạo sự đơn giản, thanh lịch cho căn phòng ngủ tại homestay
7.4 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh màu nâu
Cửa nhôm tĩnh điện 2 cánh màu nâu ứng dụng cho các công trình mang phong cách cổ điển, tạo sự ấm áp cho căn phòng. Cửa có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau như cửa đi phòng ngủ, cửa thông phòng, cửa đi chính,...
Cửa nhôm tĩnh điện 2 cánh màu nâu kết hợp đố ngang và kích mở làm cửa đi cho căn phòng ngủ của khách sạn theo phong cách cổ điển
Với không gian như phòng ngủ, gia chủ nên lắp đặt cửa nhôm cách âm để tăng tính riêng tư cho căn phòng,
7.5 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh vân gỗ
Cửa nhôm tĩnh điện 2 cánh vân gỗ vừa đẹp, đơn giản lại sang trọng. Màu vân gỗ như thật khó có thể phân biệt khi đứng nhìn từ xa. Sử dụng cửa này thay thế cho cửa gỗ thật vừa bền hơn lại tiết kiệm chi phí. Sản phẩm nên được lắp đặt ở các vị trí như cửa đi chính, cửa thông phòng, cửa ban công cho công trình nhà riêng, khách sạn, nhà hàng, homestay, rosort,...
Cửa nhôm 2 cánh tĩnh điện màu vân gỗ đẹp như thật làm cửa ban công đón nắng cho resort
7.6 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh phòng khách
Phòng khách có nhiều vị trí có thể sử dụng cửa nhôm 2 cánh như cửa đi chính, cửa ban công hay cửa thông phòng. Mỗi vị trí thích hợp loại cửa khác nhau. Ví dụ cửa đi chính sử dụng loại cửa nhôm chia đố để tạo sự an toàn, cửa ban công và cửa thông phòng chọn loại nhôm kính thông thường hoặc cửa chi nan đơn giản để tạo sự thông thoáng, đón nắng tốt hơn.
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh màu đen chia đố làm cửa đi chính cho căn nhà riêng
7.7 Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh màu trắng mở quay
Cửa đi nhôm tĩnh điện 2 cánh màu trắng mở quay dễ dàng sử dụng và ứng dụng được cho nhiều công trình như cửa đi nhà riêng, văn phòng làm việc, cửa hàng, phòng ngủ, khách sạn,...và cửa ban công.
Cửa đi nhôm 2 cánh tĩnh điện màu trắng chia ô kính trong làm cửa ban công cho khách sạn vừa đơn giản lại hiện đại
7.8 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh mờ quay
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 2 cánh mờ quay
8. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh
Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh thường được lắp đặt cho các căn biệt thự, homestay, resort, nhà hàng, quán cà phê, shop quần áo, các gian hàng trong trung tâm thương mại,...để làm cửa đi chính, cửa ban công.
8.1 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh mở quay màu vân gỗ
Cửa đi 4 cánh màu vân gỗ mở quay được ứng dụng cho nhiều vị trí khác nhau từ nhà riêng cho đến các công trình lớn. Kết hợp cửa vân gỗ với đồ nội thất bằng gỗ đem đến sự sang trọng.
Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh mở quay màu vân gỗ cho ban công giúp đón ánh sáng tự nhiên cho căn phòng.
8.2 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh xếp trượt màu đen nhám
Cửa đi nhôm 4 cánh xếp trượt màu đen nhám vừa sang trọng, vừa hiện lại lại pha chút huyền bí. Sử dụng mẫu cửa này làm cửa đi chính hoặc cửa đi ban công cho nhiều công trình khác nhau như nhà riêng, nhà hàng, khách sạn, homestay, resort, phòng triển lãm,...
Cửa nhôm 4 cánh tĩnh điện mở xếp màu đen nhám làm cửa ban công cho khách sạn
8.3 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh chia ô màu trắng
Cửa nhôm sơn tĩnh điện chia ô màu trắng dễ kết hợp với màu sơn tường và đồ nội thất, có thể sử dụng làm cửa đi chính, cửa ban công hay cửa thông phòng cho biệt thự, nhà hàng, khách sạn, homestay,...
Cửa đi nhôm tĩnh điện 4 cánh màu trắng chia ô kết hợp kính mờ làm cửa thông phòng trong phòng khách của căn biệt thự
8.4 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu ghi xám
Cửa nhôm đi sơn tĩnh điện 4 cánh màu ghi xám là sự kết hợp màu sắc giữa đen và trắng, đem đến sự hài hoà, sang trọng, không quá sáng cũng không quá tối. Thích hợp cho các công trình hiện đại như các cửa hàng trong khu phố, cửa hàng trong trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, biệt thự,...
Cửa đi 4 cánh màu ghi xám cho ban công của resort đem đến sự sang trọng, hiện đại
8.5 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu trắng kết hợp vách kính trên
Cửa đi nhôm tĩnh điện 4 cánh màu trắng kết hợp vách kính phía thường trên làm cửa đi chính cho căn nhà riêng. Vách kính giúp tạo sự thông thoáng cho căn nhà kể cả khi đóng cửa. Gia chủ có thể đóng mở tùy ý kể cả vắng nhà mà vẫn đảm bảo an toàn.
Cửa đi nhôm tĩnh điện 4 cánh chia ô vuông kết hợp vách kính phía trên làm cửa đi cho căn nhà riêng
8.6 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh phòng khách
Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh phòng khách có 3 loại là mở quay, mở trượt và mở xếp. Còn màu sắc dựa vào sở thích của gia chủ sao cho màu cửa hài hòa với màu sơn tường và đồ nội thất.
Cửa đi nhôm tĩnh điện 4 cánh mở trượt màu đen cho homestay vừa hiện đại, vừa sang trọng.
8.7 Cửa sổ nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh
Cửa sổ nhôm tĩnh điện 4 cánh cũng có 3 loại là cửa mở quay, cửa mở trượt và cửa mở hất. Với thiết kế cửa sổ 4 cánh thích hợp cho cắc căn phòng có diện tích lớn như phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách của căn biệt thự hoặc các phòng của khách sạn, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh,...
Cửa sổ nhôm tĩnh điện 4 cánh màu trắng mở quay cho căn phòng có diện tích lớn
8.8 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen kết hợp ô cố định
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen kết hợp ô cố định
8.9 Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh màu đen thông phòng
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen thông phòng
8.10 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen xếp gấp
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh màu đen xếp gấp
8.11 Cửa nhôm 4 cánh màu vân gỗ phòng khách
Cửa nhôm 4 cánh màu vân gỗ phòng khách
8.12 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh ở trượt vân gỗ
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh ở trượt vân gỗ
8.13 Cửa nhôm tĩnh điện 4 cánh vân gỗ chia ô
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 4 cánh vân gỗ chia ô
8.14 Cửa nhôm sơn tĩnh điện màu đen mái vòm
Cửa nhôm sơn tĩnh điện màu đen mái vòm
9. Các mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh
Cửa nhôm 6 cánh sơn tĩnh điện có chiều dài lớn nên rất ít được ứng dụng cho nhà riêng, thích hợp làm cửa đi chính cho các công trình lớn như nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, resort, văn phòng công ty,...
9.1 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện mở quay 6 cánh
Cửa đi nhôm tĩnh điện 6 cánh mở quay dành cho các căn biệt thự, homestay, resort để đón ánh sáng tốt nhất và cũng dễ dàng quan sát khung cảnh bên ngoài. Có thể kết hợp rèm cửa để hạn chế nắng chiếu vào trong phòng cũng như tạo sự riêng tư cho người dùng.
Cửa nhôm tĩnh điện 6 cánh mở quay màu trắng xanh làm cửa chính cho căn villa
9.2 Mẫu cửa đi nhôm sơn tĩnh điện xếp gấp 6 cánh kết hợp nan trang trí
Cửa đi nhôm tĩnh điện 6 cánh xếp gấp thích hợp làm cửa đi cho các công trình lớn như biệt thự, resort, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh lớn hoặc làm cửa thông phòng tại phòng khách.
Cửa nhôm 6 cánh màu trắng kết hợp thanh nan dọc làm cửa chia đôi không quan phòng khách giúp linh động không gian
Xem thêm: Cửa nhôm bị xệ: 6 Nguyên nhân và Cách xử lý nhanh tại nhà
9.3 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh cho villa màu đen
Các căn villa thường theo phong cách sang trọng, hiện đại nên thích hợp sử dụng loại cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh màu đen. Có thể lựa chọn loại cửa mở quay hoặc mở trượt phụ thuộc vào sở thích của chủ sở hữu.
Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh mở quay màu đen cho căn villa thêm sang trọng
9.4 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh cho văn phòng
Cửa đi sơn tĩnh điện 6 cánh cho văn phòng thường sử dụng cửa mở quay có màu đen hoặc trắng vừa đơn giản lại phù hợp với không gian làm việc.
Cửa đi chính nhôm tĩnh điện màu đen mở quay cho văn phòng làm việc
9.5 Cửa đi nhôm sơn tĩnh điện xếp gấp 6 cánh
Cửa nhôm sơn tĩnh điện xếp gấp 6 cánh thường sử dụng làm cửa đi phòng khách hoặc cửa đi chính của nhà hàng, khách sạn, cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại, phòng triển lãm để giúp đón ánh sáng tự nhiên tốt nhất.
Cửa nhôm 6 cánh mở xếp màu đen cho căn biệt thự
9.6 Cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh xếp gấp
Cửa nhôm sơn tĩnh điện 6 cánh xếp gấp
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc top 25 mẫu cửa nhôm sơn tĩnh điện phổ biến nhất hiện nay. Qua đó có thể thấy được cửa nhôm tĩnh điện màu trắng, đen và vân gỗ được sử dụng nhiều nhất bởi sự đơn giản, sang trọng và dễ kết hợp với màu sơn và đồ nội thất. Hi vọng thông qua bài viết này, gia chủ sẽ tìm được các mẫu cửa nhôm tĩnh điện ưng ý và phù hợp với công trình của mình.
Đánh giá:
- 4/5
Bình luận (0 Bình luận)