Quy trình 7 bước sản xuất cửa nhựa uPVC đạt chuẩn & Các loại máy móc

31/07/2022 12339 Lượt xem

Cửa nhựa lõi thép đã và đang là sản phẩm xuất hiện nhiều ở các hạng mục công trình bởi tính ưu việt vượt trội. Để sản xuất cửa nhựa uPVC đạt chuẩn, cần phải trải qua quy trình 7 bước sản xuất nhựa uPVC nghiêm ngặt với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết quá trình sản xuất, những lưu ý và đơn vị đạt chuẩn cung cấp nhựa uPVC. Bạn đọc hãy xem ngay nhé!

1. Quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC 

Quy trình hiện nay bao gồm 7 công đoạn chính, mỗi công đoạn sẽ được thực hiện bởi các máy móc và tiêu chuẩn khác nhau. 

1.1. Công đoạn chuẩn bị 

Đầu tiên, công đoạn chuẩn bị đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm của cửa nhựa lõi thép. Ở bước này sẽ chia thành nhiều bước khác nhau và thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn. 

Bước 1: Kiểm tra máy móc

Mục đích của việc kiểm tra máy móc chính là tình trạng hoạt động của thiết bị bình thường hay không, các chi tiết máy đã được lắp đúng hay chưa, nguồn điện hoạt động,...

Kiểm tra máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất cửa nhựa uPVC chi tiết nhất

Kiểm tra máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất chi tiết nhất

Các loại máy móc hỗ trợ sản xuất cửa nhựa uPVC hiện có bao gồm: 

STT

Tên máy

Công dụng

1

Máy cắt nhựa

Máy được sử dụng cho mục đích cắt nhựa để làm khung cửa ( thanh profile).

2

Máy hàn cửa nhựa

Máy được dùng để liên kết các thanh profile với nhau. Có nhiều loại máy hàn nhựa như: hàn 2 đầu, 3 đầu, 4 đầu.

3

Máy phay đầu đố

Máy dùng để phay đầu những thanh nhựa để chia cửa thành nhiều ô một cách chuẩn xác

4

Máy cắt nẹp kính

Cách sử dụng như máy cắt nhựa nhưng công dụng là để cắt góc các thanh nẹp để giữ tấm kính trên cửa nhựa uPVC

5

Máy khoét lỗ khóa

Dùng để tạo các lỗ khóa ở trên cửa sổ hoặc cửa đi nhựa uPVC 

6

Máy khoan lỗ thoát nước

Dùng để khoan lỗ thoát nước trên cánh cửa chuẩn xác, đẹp hơn

7

Máy làm sạch góc hàn

Dùng để làm sạch các góc cạnh đã hàn trước đó.

8

Máy uốn vòm

Dùng để uốn các thanh nhựa thành vòm để tạo các mẫu cửa mềm mại, sang trọng hơn.

9

Máy nén khí

Cung cấp hơi cho tất cả các loại máy ở trên

Bước 2: Kiểm tra nguyên liệu 

Sau khi kiểm tra máy móc, sẽ bước sang kiểm tra nguyên liệu để sản xuất ra cửa nhựa uPVC. 

Mục đích: Kỹ thuật viên sẽ xem số lượng nguyên liệu đã đủ hay chưa, có đạt yêu cầu để tiến hành sản xuất hay không? Các nguyên liệu cần chuẩn bị để sản xuất cửa nhựa uPVC bao gồm: 

STT

Tên nguyên liệu 

Công dụng

Số lượng/trọng lượng

1

Thanh nhựa Profile

Tạo khung chính cho cửa, cố định các vị trí để lắp thêm các ô kính. 

Tuỳ thuộc vào kích thước cửa cửa cần lắp

2

Lõi thép

Sử dụng để luồn vào trong thanh nhựa profile, giúp gia tăng độ cứng. 

Tuỳ thuộc vào độ dài của cửa. 

3

Kính 

Lắp đặt tại các khoảng trống ở khung cửa 

Số lượng tùy thuộc vào kích thước cửa

4

Gioăng cao su

Giúp kín khí, kín nước và cách âm cho cửa

Độ dài tuỳ thuộc vào kích thước cửa

5

Bản lề

Kết nối cánh cửa và khung cửa, công dụng giúp cửa mở ra đóng vào một cách thuận tiện nhất

1 bộ bản lề ( số lượng tuỳ vào số cánh cửa) 

6

Phụ kiện

Lắp đặt hoàn thiện để đưa cửa vào sử dụng

1 tay nắm cửa, 1 chốt khoá, 

Bước 3: Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động

Đảm bảo an toàn lao động là một trong những việc quan trọng trong quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC. Khi đầy đủ công đoạn này kỹ thuật viên mới được phép tiến hành vào công đoạn tiếp theo. 

Mục đích: Kiểm tra các đồ bảo hộ lao động đã đủ hay chưa, còn đạt chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay không. Nếu chưa đủ hoặc thiếu an toàn cần phải tiến hành thay thế. 

Đồ bảo hộ lao động cần có khi sản xuất cửa nhựa lõi thép bao gồm:

STT

Tên đồ bảo hộ

Công dụng

Số lượng

2

Quần áo bảo hộ

Được làm từ loại vải dày để giúp tránh các mảnh vụn từ nhựa, kim loại bắn vào người

1 bộ quần áo 

3

Kính bảo hộ

Giúp ngăn chặn bớt ánh sáng lúc hàn, và ngăn chặn mảnh vụn bắn vào mắt khi khoan, cắt nhựa, lõi thép

1 kính bảo hộ trắng 

1 kính bảo hộ đen

4

Khẩu trang bảo hộ

Ngăn chặn bụi bẩn, khói, mạnh vụn,... để thợ không bị hít vào khi làm việc

1 cái

5

Găng tay bảo hộ

Đảm bảo an toàn cho tay và chống trơn trượt khi cầm nắm dụng cụ

1 đôi

6

Ủng - Giày bảo hộ

Giữ an toàn cho đôi chân để tránh dẫm phải các mảnh vỡ, mảnh vụn kim loại, nhựa cứng, kính 

1 đôi ủng - giày bảo hộ đế thép

Yêu cầu công đoạn: Các bước từ kiểm tra máy móc, nguyên liệu và an toàn lao động phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn rồi mới tiến hành các công đoạn tiếp theo. 

1.2. Công đoạn cắt 

Khi công đoạn chuẩn bị được hoàn thành và đạt tiêu chuẩn, tiếp theo sẽ sang công đoạn cắt nguyên liệu như: nhựa, thép, gắt góc,... 

  • Bước 1: Cắt thanh nhựa profile:

Đặt thanh nhựa lên bàn cắt hoặc ở vị trí bằng phẳng để tránh bị sai lệch kích thước. 

Dùng thước đo chính xác về kích thước theo bản vẽ ban đầu. 

Sử dụng máy cắt nhựa, căn chỉnh chính xác các vị trí đánh dấu và tiến hành cắt. 

  • Bước 2: Cắt V hoặc phay đầu hố

Bước này cần sự tỉ mỉ và chính xác để khi lắp đặt sẽ có độ ăn khớp với nhau một cách tuyệt đối. 

Đo đạc và đánh dấu các vị trí cắt V và cắt đầu hố theo bản vẽ kỹ thuật 

Đặt thanh nhựa lên bàn cắt và dùng máy cắt theo các vị trí đã đánh dấu. 

  • Bước 3: Cắt thanh thép gia cường

Thép gia cường chính là thanh thép được chèn vào giữa thanh nhựa profile, khi sản xuất, thanh thép này sẽ được đo đạc và cắt theo chiều dài của thanh nhựa phía ngoài. 

Đo đạc thanh nhựa để căn chuẩn vị trí cắt thanh thép, không được quá dài, cũng không được quá ngắn so với thanh nhựa. 

Sử dụng máy cắt thép để cắt. 

  • Bước 4: Luồn thép gia cường vào thanh nhựa

Bước cuối cùng trong sản xuất cửa nhựa uPVC đó chính là luồn thanh thép vào thanh nhựa để tăng độ cứng cho cửa. Bên trong thanh nhựa được thiết kế khoang rỗng nên dễ dàng luồn lõi thép gia cường vào bên trong. Yêu cầu khi luồn lõi thép phải đúng chiều với thanh nhựa để tránh bị dư lõi thép và đảm bảo độ cứng đạt tiêu chuẩn. 

Dùng máy cắt nhựa để tiến hành cắt thanh nhựa profile theo số liệu trên bản vẽ

Dùng máy cắt nhựa để tiến hành cắt thanh nhựa profile theo số liệu trên bản vẽ

1.3 Công đoạn hàn trong sản xuất cửa nhựa uPVC

Sau công đoạn cắt sẽ chuyển sang công đoạn hàn thanh nhựa, thanh thép và làm sạch các mối hàn. Cụ thể các bước sẽ được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Hàn các thanh thép gia cường

Sau khi hoàn tất công đoạn luồn lõi thép gia cường vào trong thanh nhựa, ở 2 đầu sẽ được hàn lại để cố định vị trí của lõi thép. Bước hàn này sẽ được thực hiện phía trong để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của cánh cửa. 

  • Bước 2: Hàn nhựa

Sau khi hàn lõi thép sẽ tiến hành hàn nhựa ở các góc V, đầu hố, tạo thành một khung cửa nhựa lõi thép hoàn chỉnh. Bước này được sử dụng máy hàn nhựa, nung chảy nhựa ở một nhiệt độ nhất định cho 2 thanh nhựa liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất. Ở bước này cần lưu ý không để chạm vào lõi thép, như vậy sẽ làm hỏng mối hàn.

  • Bước 3: Làm sạch các góc hàn 

Cuối cùng là bước làm sạch các góc hàn, sau khi hàm bề mặt sẽ bị gồ ghề, sần sùi nên thợ sẽ sử dụng máy làm sạch góc hàn để giúp bề mặt nhẵn mịn nhất có thể, hạn chế trình trạng ba via,..  

Công đoạn hàn

Công đoạn hàn các thanh nhựa, thanh thép gia cường bằng máy

1.4 Công đoạn đục lỗ khóa, lỗ thoát nước và bắt vít lõi thép

Công đoạn cũng chiếm phần quan trọng không kém trong quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC đó chính là đục lỗ khoá, lỗ thoát nước và lỗ để bắt vít trên của. Công đoạn này cần diễn ra tỉ mỉ để có độ chính xác cao nhất, chỉ cần sai sót có thể làm hỏng thẩm mỹ của toàn bộ cánh cửa: 

  • Bước 1: Đục lỗ thoát nước: Mỗi kiểu cửa sẽ có quy định về lỗ thoát nước riêng, do đó mà kỹ thuật cần phải nắm được để khoan đúng vị trí. 
  • Cửa đi mở quay: Khoan 3 lỗ thoát nước tập trung tại 1 điểm ở phía trong và phía dưới cùng của cánh cửa.
  • Cửa đi mở trượt: Kỹ thuật đục 1 rãnh dài 200mm ( sai số +- 5mm) theo chiều cao của bản vẽ và đục ở phía ngoài cánh cửa. 
  • Cửa sổ mở quay trong: Lỗ thoát nước của cửa sổ mở quay trong sẽ được đục ở mặt ngoài cánh cửa và đục ở thanh dưới. 
  • Bước 2: Đục lỗ khóa: Đọc bản vẽ và đo đạc để khoan chính xác, không được sai lệch quá ± 1mm 
  • Bước 3: Bắt vít lõi thép: Các vít phải xuyên qua lõi thép gia cường ở bên trong cánh cửa để tạo được khối vững chắc sau khi bắt vít. Khi bắt vít phải đảm bảo đặt đúng chiều, sau đó kiểm tra 2 đầu của thanh nhựa sao cho thép hụt so với mép trong ít nhất mỗi đầu khoảng 5 - 8 mm. Cuối cùng sử dụng vít loại M4x16 để bắt lõi thép và khung nhựa phía ngoài. 
Công đoạn đục lỗ khóa, lỗ bắt vít

Công đoạn đục lỗ khóa, lỗ bắt vít được thực hiện tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao

Yêu cầu chung của công đoạn: Các lỗ thoát nước, lỗ khóa, bắt vít lõi thép đều phải chuẩn xác theo bản vẽ. Chỉ được sai lệch trong phạm vi cho phép. Các lỗ phải đạt yêu cầu về thẩm mỹ, không bị méo hoặc nứt.

1.5 Công đoạn luồn gioăng cao su trong sản xuất cửa nhựa uPVC

Trước khi chuyển hàn sẽ luồn các gioăng cao su như: gioăng khung, gioăng lông và gioăng kính vào cửa để đảm bảo kín khí, kín nước: 

  • Bước 1: Luồn gioăng cao su vào khung cánh cửa theo đường viền ở trên khung nhựa profile. Tiến hành đo đạc và cắt gioăng cao su bằng với kích thước của cánh cửa, sau đó luồn vào phía trên, phía dưới và phía ngoài cánh cửa. 
  • Bước 2: Luồn gioăng cao su vào các khung cố định để lắp kính ở bước cuối cùng. Cũng như bước luồn vào khung cánh cửa, bước này kỹ thuật cũng tiến hành đo đạc các ô kính để cắt gioăng cao su rồi mới tiến hành luồn vào khung kính. 

Yêu cầu chung của công đoạn: Các gioăng cao su phải được luồn kít với các khung có sẵn. Không để thừa, không lệch và bị cong. 

1.6 Hàn các đầu nối và hoàn thiện lắp phụ kiện 

Khi hoàn tất bước luồn gioăng cao su, cửa đã bước dần sang công đoạn hoàn thiện bằng cách hàn kín các đầu nối và lắp đặt phụ kiện.

  • Bước 1: Hàn lại các đầu nối trên cửa sau khi đã lắp đặt lại với nhau, đảm bảo cửa có độ kín khít thành một khối thống nhất. Kỹ thuật sẽ sử dụng máy hàn nhựa để hàn các đầu nối 
  • Bước 2: Lắp phụ kiện đi kèm như: bản lề, ổ khóa, thanh nẹp, bánh xe, miếng giảm chấn, tay nắm cửa,... Bước này đòi hỏi kỹ thuật phải tiến hành tỉ mỉ để phụ kiện được lắp đặt chính xác và có thể sử dụng một cách dễ dàng. 
  • Thanh nẹp, ổ khoá: Khi lắp đặt thanh nẹp vào cánh cửa, kỹ thuật sẽ dùng tay nắm chốt lại cho chính xác rồi mới lắp vỏ vào ổ khoá. Tiếp đến dùng chìa thực hiện động tác khóa - mở thử, nếu mở nhẹ nhàng thì mới bắt vít vào thanh nẹp và hoàn thiện lắp ổ khoá vào đúng vị trí trên bản vẽ. Không bắt vít quá nhiều lần sẽ làm rộng các lỗ khiến thanh nẹp không được chắc chắn. 
  • Bánh xe: Nếu cửa trượt cần phải lắp đặt thêm phụ kiện là bánh xe, phụ kiện này lắp ở phần dưới của cánh cửa, và vị trí lắp đặt chuẩn là 30 - 80mm tính từ mép cánh. 
  • Tay nắm cửa: Phụ kiện này khi lắp đặt cần đúng với trên bản vẽ, đặc biệt là đầu có vít phải lắp bên trong cánh cửa, không được lắp bên ngoài để tránh mất an toàn. Khi lắp đặt cần chắc chắn, không được lỏng lẻo, có thể kiểm tra bằng cách dùng tay lắc tay nắm. 
  • Miếng giảm chấn: Lắp ở phía ngoài cánh cửa đối với cửa mở quay, lắp ở 2 đầu mép cánh đối với cửa mở trượt. Có thể lắp 2 hoặc nhiều miếng giảm chấn nếu cần thiết. 
  • Bước 3: Làm sạch các mối hàn để cửa nhựa nhẵn mịn hơn, sử dụng máy làm sạch để thực hiện. 
Hàn các đầu nối

Hàn các đầu nối để đảm bảo bề mặt cửa nhựa lõi thép có độ nhẵn mịn

Yêu cầu chung của công đoạn: Các mối hàn được hàn lại khít, phụ kiện lắp đúng, đẹp, chuẩn kích thước so với bản thiết kế. Các mối hàn phải được làm sạch, không để lại bavia 

1.7 Lắp kính và kiểm tra thành phẩm

Cuối cùng trong quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC đó chính là lắp kính và kiểm tra thành phẩm. Sở dĩ kính là vật liệu dễ vỡ nhất của cửa nhựa nên sẽ được thực hiện cuối cùng để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

  • Bước 1: Kiểm tra chất lượng kính để đảm bảo kính không bị nứt, vỡ trước khi lắp đặt. Kiểm tra loại kính dùng đã đúng hay chưa, nếu có sai sót cần xử lý triệt để trước. 
  • Bước 2: Cắt kính theo kích thước trên bản vẽ sau khi đã đo đạc và đánh dấu, sử dụng máy cắt kính và đồ dùng bảo hộ để đảm bảo kính cắt không bị vỡ hoặc mất an toàn cho thợ. 
  • Bước 3: Lắp kính vào khung kính có sẵn gioăng cao su, căn chỉnh cân đối và đóng nẹp kính. 
  • Bước 4: kiểm tra thành phẩm và so sánh với yêu cầu kỹ thuật và kích thước trong bản vẽ. 
Lắp kính

Lắp kính và kiểm tra thành phẩm cửa nhựa lõi thép đã đạt chuẩn hay chưa

Yêu cầu chung của công đoạn: Góc nẹp bằng phẳng, khít, không chồng lên nhau. Kính vừa khít với các gioăng cao su đã được lắp trước đó. 

2. Những lưu ý quan trọng khi sản xuất cửa nhựa uPVC

Để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện và cho ra những thành phẩm chất lượng, khi sản xuất cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây. 

  • Đọc kỹ bản vẽ: Bản vẽ sẽ mô phỏng hình ảnh thực tế của cửa thông qua các thông số. Vậy nên cần đọc kỹ các số liệu có trong bản vẽ như chiều dài, chiều rộng, kích thước lỗ khoan, vị trí khoan, cắt,... để tránh những sai sót không thể cứu vãn được. 
  • Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị: Trang thiết bị sản xuất phải đầy đủ và đang vận hành tốt. Danh sách máy móc, thiết bị đã được đề cập ở mục trên. Trước khi sản xuất, cần kiểm tra máy còn hoạt động tốt hay không. 
  • Đội ngũ kỹ thuật phải có chuyên môn: Không chỉ máy móc, tay nghề kỹ thuật cũng cần được đảm bảo về chuyên môn, như vậy mới sản xuất ra được cửa đạt tiêu chuẩn và đúng với bản vẽ đề ra. Vậy nên ngay từ đầu ở khâu tuyển chọn kỹ thuật cần có sự sàng lọc, và sau đó cần đào tạo bài bản nhất về quy cách sản xuất cửa nhựa uPVC sao cho phù hợp nhất với các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. 
  • Kiểm tra nguyên liệu kỹ càng: Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất cửa nhựa, nguyên liệu đủ, đạt chuẩn mới có thể sản xuất được cửa nhựa uPVC chất lượng và đủ sản lượng đề ra. Do đó khâu kiểm tra nguyên liệu cần được kỹ thuật tay nghề cao kiểm đếm trước khi đưa vào sản xuất. 
  • Đảm bảo an toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động cũng điều cần lưu ý để quá trình diễn ra đúng kế hoạch, tránh phát sinh các sự cố về an toàn sẽ không kịp tiến độ bàn giao. Trước khi sản xuất cửa nhựa uPVC , cần kiểm tra đồ bảo hộ đã đủ hay chưa, còn đạt chuẩn để sử dụng và đảm bảo an toàn cho thợ hay không. 
Bản vẽ trong sản xuất cửa nhựa uPVC

Đọc kỹ bản vẽ là một trong những lưu ý quan trọng khi sản xuất cửa nhựa uPVC

3. Hình ảnh thực tế cửa nhựa uPVC

Dưới đây là một số hình ảnh cửa nhựa lõi thép uPVC thực tế từ các công trình, quý khách có thể tham khảo để có thêm những ý tưởng lắp đặt cho hạng mục công trình của mình. 

Mẫu 1: Cửa nhựa lõi thép 1 cánh mở quay

Cửa nhựa lõi thép 1 cánh mở quay màu trắng

Cửa nhựa lõi thép 1 cánh mở quay màu trắng được lắp đặt tại không gian phòng vệ sinh gia đình, vừa sang trọng vừa tạo cảm giác sạch sẽ

Mẫu 2: Cửa nhựa lõi thép 2 cánh mở quay

Cửa nhựa 2 cánh mở quay chia ô màu trắng

Cửa nhựa 2 cánh mở quay chia ô màu trắng kết hợp với vách kính cố định tại cửa ra ban công, giúp không gian bên trong thoáng rộng, tận dụng được tối đa ánh sáng từ bên ngoài.

Mẫu 3: Cửa nhựa lõi thép 4 cánh mở quay 

Mẫu cửa nhựa lõi thép 4 cánh màu đen mở quay kiểu chia ô

Sau quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC, mẫu cửa nhựa lõi thép 4 cánh màu đen mở quay kiểu chia ô được lắp đặt tại phòng khách gia đình bật lên được sự sang trọng nhờ phong cách phối màu tương phản

Mẫu 4: Cửa nhựa uPVC 2 cánh mở trượt

Mẫu cửa nhựa lõi thép 2 cánh mở trượt màu đen

Kết quả của quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC nghiêm ngặt là mẫu cửa nhựa lõi thép 2 cánh mở trượt màu đen chất lượng, an toàn. Loại cửa này được lắp đặt tại cửa hàng bị hạn chế về diện tích, vừa làm thoáng rộng, vừa tiết kiệm diện tích tối đa nhất

Mẫu 5: Cửa nhựa lõi thép chia ô mái vòm

Mẫu cửa nhựa uPVC chia ô mái vòm

Mẫu cửa nhựa uPVC chia ô mái vòm này được sử dụng rất nhiều ở các công trình biệt thự quy mô lớn, nhất là biệt thự mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, giúp không gian bên trong thoáng rộng hơn rất nhiều

Mẫu 6: Cửa đi mở trượt màu vân gỗ

Mẫu cửa đi mở trượt 2 cánh màu vân  gỗ

Mẫu cửa đi mở trượt 2 cánh màu vân gỗ - 1 sản phẩm của quá trình sản xuất cửa nhựa uPVC, được lắp đặt tại không gian quán cafe, tạo nét tương đồng với phong cách tối giản, đồng quê của quán.

Mẫu 7: Cửa sổ nhựa màu gỗ 

Cửa sổ nhựa mở trượt 4 cánh màu vân gỗ

Sau các bước sản xuất cửa nhựa uPVC, cửa sổ nhựa mở trượt 4 cánh màu vân gỗ được sử dụng tại quán cafe mang phong cách tối giản, đồng quê. Tạo không gian thoáng nhưng vẫn tôn lên được sự tinh tế cho tổng thể công trình

Mẫu 8: Cửa sổ nhựa uPVC mở hất

Cửa sổ nhựa lõi thép mở hất màu trắng

Cửa sổ nhựa lõi thép mở hất màu trắng được lắp đặt ở công trình nhà ở, vừa lấy được không gian thoáng, vừa không ảnh hưởng đến lối đi lại phía ngoài của ngôi nhà.

Mẫu 9: Cửa sổ nhựa lõi thép 2 cánh mở quay hoa văn

Cửa sổ nhựa lõi thép mở quay hoa văn kết hợp với vách kính cố định

Cửa sổ nhựa lõi thép mở quay hoa văn kết hợp với vách kính cố định sau quá trình sản xuất cửa nhựa uPVC được lắp đặt tại công trình biệt thự sang trọng. Lựa chọn gam màu sáng và các hoa văn mềm mại, tôn nên nét quý phái cho tổng thể công trình.

Mẫu 10: Cửa sổ nhựa 2 cánh mở quay 

Mẫu cửa sổ nhựa lõi thép 2 cánh mở quay kết hợp vách kính

Mẫu cửa sổ nhựa lõi thép 2 cánh mở quay kết hợp vách kính được sử dụng tại công trình biệt thự sang trọng, sử dụng tông màu trắng với sơn tường để hạn chế cản sáng và tăng độ sang trọng

4. Đơn vị sản xuất cửa nhựa uPVC tốt nhất hiện nay

Với sự đa dạng sản phẩm cửa nhựa uPVC trên thị trường như hiện nay thì việc tìm kiếm một đơn vị sản xuất cửa nhựa lõi thép hoàn toàn không khó, thế nhưng để lựa chọn được đơn vị chất lượng là điều không hề dễ dàng.

Eurowindow - Đơn vị sản xuất cửa nhựa uPVC hàng đầu tại Việt Nam

Eurowindow - Đơn vị sản xuất sản phẩm cửa nhựa uPVC hàng đầu tại Việt Nam

Eurowindow là đơn vị sản xuất cửa nhựa uPVC đầu tiên tại Việt Nam bao gồm cửa đi nhựa, cửa sổ nhựa, vách kính nhựa uPVC, với 20 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp đã đồng hành cùng hàng triệu công trình lớn nhỏ. Chính nhờ những ưu điểm sau đây mà cho đến thời điểm hiện tại, Eurowindow vẫn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhiều khách hàng bởi: 

  • Dây chuyền sản xuất hiện đại: Hệ thống máy móc đều được được nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu của CHLB Đức, Italia, Phần Lan và Tây Ban Nha, góp phần đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm đầu ra. 
  • Thanh nhựa (Profile nhựa) nhập khẩu: 100% thanh nhựa profile của cửa nhựa uPVC Eurowindow đều của hàng Kommerling nhập khẩu Đức. Đây là một trong những chất liệu tốt nhất hiện nay của dòng sản phẩm cửa nhựa lõi thép, vừa tạo được độ sang trọng, vừa có độ bền tối đa. 
  • Kỹ thuật tay nghề cao: Đội ngũ kỹ thuật viên Eurowindow được tuyển chọn và đào tạo vô cùng bài bản, tay nghề cao, có trách nhiệm với công việc, góp phần tạo nên chất lượng cho sản phẩm cửa nhựa uPVC khi tới tay khách hàng. 
  • Phụ kiện cao cấp: Không chỉ chú trọng đầu tư nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, Eurowindow còn đầu tư nhiều vào phụ kiện để tăng độ bền tối đa. Phụ kiện được hãng sử dụng đều từ hãng Roto, GU hoặc Eurowindow,... Đảm bảo độ tương thích và độ bền tối đa cho sản phẩm. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy trình sản xuất cửa nhựa uPVC chi tiết nhất. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp quý khách an tâm hơn về chất lượng cửa trước khi quyết định đầu tư cho công trình của mình. Nếu đang có những thắc mắc cần giải đáp, quý khách có thể bình luận ở bên dưới bài viết này để được đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline

Hotline miền Bắc: 0909.888.000

Hotline miền Trung: 0906.000.111

Hotline miền Nam: 0903.11.8888

Đánh giá:

  • 0/5

Bình luận (0 Bình luận)